Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững
Bảo hiểm thất nghiệp chia sẻ gánh nặng tài chính với người lao động Đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi Sửa đổi Luật Việc làm: Khắc phục tồn tại để hỗ trợ người lao động tốt hơn |
Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm đang bộc lộ một số hạn chế
Đánh giá việc thực hiện Luật Việc làm năm 2013, Bộ LĐTBXH cho biết, về chính sách hỗ trợ việc làm, mặc dù Luật Việc làm 2013 đã có các quy định về hỗ trợ tạo việc làm bao gồm các chính sách về tín dụng tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; chính sách việc làm công và hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, các quy định về chính sách hỗ trợ đã bộc lộ một số hạn chế.
Cụ thể: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chủ yếu thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội, chưa quy định cụ thể nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội, thúc đẩy cho vay giải quyết việc làm. Các quy định cho vay giải quyết việc làm cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế về Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn, đối tượng và điều kiện vay không còn phù hợp với thực tiễn.
![]() |
Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung đối tượng được nhà nước hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài trong Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh minh họa. |
Cùng đó, Luật hiện hành thiếu quy định khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo và tuyển dụng lao động nông thôn đã qua đào tạo, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc làm, nhất là việc làm tại chỗ cho lao động ở khu vực nông thôn.
Đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ tập trung 5 nhóm đối tượng chính sách trong khi một số đối tượng khác cũng cần được nghiên cứu, xem xét, bổ sung; đồng thời, chưa có quy định khung nhằm tạo cơ hội tiếp cận chính sách tín dụng, học nghề cho mọi lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Cũng theo Bộ LĐTBXH, hiện nay, Luật chưa có quy định về chính sách hỗ trợ chuyển tiếp việc làm và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi; chính sách thúc đẩy chính thức hóa việc làm khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ thanh niên cần được nghiên cứu, bổ sung như vấn đề làm thêm của học sinh, sinh viên.
Các quy định về hỗ trợ phát triển thị trường lao động về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu; chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể tham gia thị trường lao động cho các đối tượng yếu thế, đặc thù.
Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững
Với mục tiêu thúc đẩy tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế, trong Tờ trình đề nghị Chính phủ xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐTBXH đề xuất Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nói chung, một số nhóm lao động yếu thế, đặc thù nói riêng đồng thời, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm theo hướng chủ động, bao phủ cả nhóm lao động phi chính thức, lao động không có giao kết hợp đồng lao động; bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
Cụ thể, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm với 3 nội dung. Trước hết, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, gồm: Quỹ quốc gia về việc làm (hoặc nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ ngân sách Trung ương); ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất; nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn hợp pháp khác.
![]() |
Bộ LĐTBXH cũng đề xuất bổ sung quy định chính sách hỗ trợ chính thức hoá việc làm phi chính thức trong Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh minh họa. |
Bộ đề xuất sửa đổi quy định về đối tượng vay, điều kiện vay vốn theo hướng tạo thuận lợi vay vốn và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan; bổ sung quy định ưu tiên vay vốn với mức lãi suất thấp hơn cho người cao tuổi đồng thời đề xuất bổ sung quy định Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng thương mại để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ và thị trường lao động.
Bộ cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm bổ sung quy định theo hướng mọi người lao động có nhu cầu có cơ hội tiếp cận các chính sách (học nghề, vay vốn) và Nhà nước hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng chính sách.
Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ngoài 5 đối tượng hiện hành) gồm thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; lao động thuộc huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Bên cạnh đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ việc làm cho một số nhóm lao động đặc thù, yếu thế; bổ sung một số đối tượng ưu tiên tham gia chính sách việc làm công; bổ sung quy định về việc làm bán thời gian cho học sinh, sinh viên theo hướng quy định về thời gian, các chế độ cơ bản và trách nhiệm quản lý, theo dõi học sinh, sinh viên làm thêm.
Ngoài ra, Bộ còn đề xuất bổ sung quy định chính sách hỗ trợ chuyển tiếp việc làm và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi; bổ sung quy định chính sách hỗ trợ chính thức hóa việc làm phi chính thức như tư vấn, trợ giúp pháp lý về quy định pháp luật về việc làm, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động phi chính thức (tiếp cận cả từ hướng người sử dụng lao động (các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực phi chính thức) và người lao động; hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm...
Tin khác

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động
Có thể bạn quan tâm

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng
