Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật BHYT năm 2024, các nhóm được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT bao gồm: Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng vũ trang; học viên quân đội, công an, cơ yếu có hưởng sinh hoạt phí; dân quân thường trực; người có công với cách mạng; cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo; thân nhân liệt sĩ; người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; người từ đủ 75 tuổi hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; người từ 70 đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất.
Ngoài các nhóm cụ thể kể trên, Luật cũng quy định những trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh theo khoản 1 và khoản 5 Điều 22. Cụ thể: người khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở như trạm y tế xã, phòng khám quân dân y, trung tâm y tế cấp huyện, cơ sở y tế cấp ban đầu theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; người khám chữa bệnh một lần với mức chi phí thấp hơn ngưỡng quy định của Chính phủ; người đã tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên và có tổng mức cùng chi trả vượt quá 6 lần mức lương cơ sở trong năm; người khám chữa bệnh trong tình trạng cấp cứu tại bất kỳ cơ sở y tế nào.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đặc biệt, Luật BHYT năm 2024 mở rộng quyền lợi cho người bệnh đi khám, chữa bệnh trái tuyến. Trước đây, người đi khám không đúng nơi đăng ký ban đầu thường chỉ được thanh toán một phần chi phí. Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 4 Điều 22 và khoản 17 Điều 1 của Luật, một số trường hợp đi trái tuyến vẫn được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí. Đó là những người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo sinh sống tại vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo khi điều trị nội trú tại tuyến chuyên sâu; người khám chữa bệnh tại cơ sở cấp ban đầu; người điều trị nội trú tại tuyến cơ bản; người khám chữa bệnh tại cơ sở trước đây được xác định là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh (trước ngày 1/1/2025); người bệnh cấp cứu.
Luật cũng cho phép người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao được lên thẳng bệnh viện tuyến chuyên sâu mà không cần thủ tục chuyển tuyến. Bộ Y tế đã ban hành danh mục gồm 62 bệnh và nhóm bệnh được áp dụng chính sách này. Trong đó, phổ biến là các bệnh lý u ác tính (ung thư), rối loạn chuyển hóa, dị tật bẩm sinh, bệnh đái tháo đường có biến chứng nặng, suy tim giai đoạn cuối... Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai mắc bệnh ung thư đều được hưởng chế độ vượt tuyến. Ví dụ, người mắc các bệnh có mã từ C00 đến C97 (ung thư) chỉ được áp dụng nếu dưới 18 tuổi hoặc có chỉ định điều trị đặc hiệu. Tương tự, bệnh nhân đái tháo đường phải có biến chứng nặng như loét bàn chân độ 2, bệnh thận mạn giai đoạn 3 trở lên hoặc đồng thời có nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Bộ Y tế đang tiếp tục rà soát, bổ sung thêm một số bệnh hiểm nghèo và bệnh hiếm vào danh mục, nhằm bảo đảm người bệnh được điều trị kịp thời và đúng tuyến. Tuy nhiên, việc mở rộng danh mục này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng dồn bệnh nhân lên tuyến trên, gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương, đồng thời bảo đảm sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT.
Hiện hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được chia làm ba cấp: Cấp ban đầu (trạm y tế xã, phòng khám đa khoa), cấp cơ bản (bệnh viện tuyến huyện, chuyên ngành tuyến tỉnh) và cấp chuyên sâu (bệnh viện Trung ương hoặc bệnh viện chuyên khoa cấp cao). Việc mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh trong tất cả các cấp, đồng thời cho phép một số trường hợp đi trái tuyến vẫn được thanh toán đầy đủ chi phí, là bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng y tế, thúc đẩy bình đẳng và bảo vệ tài chính cho người dân.
T.An
Tin khác

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động
Có thể bạn quan tâm

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng

Từ 1/7: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại 34 tỉnh, thành phố
