Đề xuất 6 nhóm trường hợp cán bộ, công chức thuộc diện tinh giản biên chế

Chính sách 07:44 | 29/04/2023
Bộ Nội vụ đề xuất cụ thể 6 nhóm trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sẽ thuộc diện tinh giản biên chế giai đoạn sắp tới. Đó là nội dung đáng chú ý nhất trong hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về tinh giản biên chế vừa được Bộ này gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ tinh giản biên chế với 3 đối tượng Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp huyện

Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất cụ thể 6 nhóm, trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế trong giai đoạn sắp tới.

Nhóm thứ nhất, gồm CBCCVC trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; CBCC cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp: Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền; dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã hoặc do cơ cấu lại CBCCVC theo vị trí việc làm (VTVL) nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác; CCVC chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với VTVL đang đảm nhiệm, nhưng không có VTVL khác phù hợp để bố trí.

Đoàn kiểm tra công vụ TP Hà Nội kiểm tra đột xuất việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức các cơ quan hành chính sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023
Đoàn kiểm tra công vụ TP Hà Nội kiểm tra đột xuất việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức các cơ quan hành chính sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023

Đồng thời, là cán bộ trong nhiệm kỳ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo ở VTVL đang đảm nhiệm, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cấp có thẩm quyền đồng ý; có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với VTVL đang đảm nhiệm nên trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, CBCCVC có 1 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện tinh giản biên chế được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật;

CBCCVC lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, ĐVHC theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không đủ điều kiện tái cử, tái bổ nhiệm, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý; trong thời gian bị kỷ luật cán bộ chưa đến mức bị bãi nhiệm, CCVC chưa đến mức bị buộc thôi việc theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân có kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định đạt dưới 50% hoặc trong thời gian bị kỷ luật cán bộ chưa đến mức bị bãi nhiệm, CCVC chưa đến mức bị buộc thôi việc, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Thứ hai, người làm việc theo chế độ HĐLĐ không xác định thời hạn để thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Bộ Nội vụ đã đề xuất 6 nhóm trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sẽ thuộc diện tinh giản biên chế thời gian tới. Ảnh minh hoạ
Bộ Nội vụ đã đề xuất 6 nhóm trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sẽ thuộc diện tinh giản biên chế thời gian tới. Ảnh minh hoạ

Thứ ba, chủ tịch công ty, chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ DN, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của các công ty lâm, nông nghiệp dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của pháp luật về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty lâm, nông nghiệp.

Thứ 4, những người là CBCCVC được cấp có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại DN có vốn nhà nước mà dôi dư do sắp xếp lại DN đó.

Thứ 5, những người làm việc trong các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và được Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định.

Thứ 6, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp ĐVHC cấp xã nghỉ trong thời gian 6 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đề xuất các trường hợp chưa xét tinh giản biên chế gồm: Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế; những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật, bị kiến nghị xử lý kỷ luật theo kết luận thanh tra, giải quyết tố cáo hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thuộc trong thời gian thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Theo Linh Chi/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/de-xuat-6-nhom-truong-hop-can-bo-cong-chuc-thuoc-dien-tinh-gian-bien-che.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/de-xuat-6-nhom-truong-hop-can-bo-cong-chuc-thuoc-dien-tinh-gian-bien-che.html

Tin khác

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), gọi nhập ngũ và tổ chức khám sức khỏe, luật mới mang đến những thay đổi quan trọng mà công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS cần đặc biệt lưu ý.
Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, được kỳ vọng sẽ là động lực lớn để nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ ngày 1/7/2025, chính thức áp dụng nhiều luật quan trọng, điều chỉnh sát sườn các lĩnh vực như bảo hiểm, thuế, công đoàn, dữ liệu cá nhân, y tế, di sản văn hóa… Đây là bước phát triển mạnh mẽ về hoàn thiện pháp luật và cải cách thiết chế Nhà nước, mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, vốn đã được sửa đổi theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 với nhiều thay đổi trong quản lý sổ BHXH và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành bảo hiểm xã hội.
Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024 chính thức có hiệu lực, mở rộng đáng kể quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhất là nhóm yếu thế và người có công. Điểm nổi bật của luật mới là nhiều nhóm đối tượng sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, kể cả trong một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS), gọi nhập ngũ và tổ chức khám sức khỏe, luật mới mang đến những thay đổi quan trọng mà công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS cần đặc biệt lưu ý.
Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, được kỳ vọng sẽ là động lực lớn để nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam.
Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Từ ngày 1/7/2025, chính thức áp dụng nhiều luật quan trọng, điều chỉnh sát sườn các lĩnh vực như bảo hiểm, thuế, công đoàn, dữ liệu cá nhân, y tế, di sản văn hóa… Đây là bước phát triển mạnh mẽ về hoàn thiện pháp luật và cải cách thiết chế Nhà nước, mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, vốn đã được sửa đổi theo Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 với nhiều thay đổi trong quản lý sổ BHXH và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.
Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Ngày 26/6, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký và sẽ áp dụng từ năm học 2025-2026.
Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Chính sách công nghiệp hiện đại đang mở ra thời kỳ bứt phá cho khu vực tư nhân ở Việt Nam. Từ tư tưởng “Đổi mới - chủ động - sáng tạo”, tiếp cận công nghệ và mở rộng thị trường toàn cầu, đến cải cách hành chính cùng cắt giảm bộ máy, tất cả tạo nên một cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân “dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”.
Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó bổ sung quy định mới về quyền lợi tiền lương của cán bộ, công chức chưa nghỉ hết ngày phép năm. Luật gồm 7 chương, 45 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 23/6, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 4177 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ nhằm kịp thời giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là bước triển khai cụ thể các kết luận, chỉ đạo mới nhất của Trung ương và Chính phủ về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới, bốn nhóm đối tượng sẽ được ngân sách Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), nâng tổng số nhóm được hỗ trợ 100% lên 20 nhóm, theo Luật BHYT sửa đổi.
Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó điểm nổi bật là mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm cả những người lao động làm việc theo các loại hợp đồng không chính thức nhưng có yếu tố trả công và chịu sự quản lý, giám sát.
Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng

Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng

Theo Luật Việc làm sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/1/2026, người lao động và người sử dụng lao động sẽ áp dụng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới, với tỷ lệ tối đa là 1% tiền lương/tháng. Quy định này được kỳ vọng sẽ góp phần minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính và đảm bảo tính bền vững của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Từ 1/7: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại 34 tỉnh, thành phố

Từ 1/7: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại 34 tỉnh, thành phố

Theo Nghị định số 128/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1/7/2025, mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng mới tại 34 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng với đó, danh mục các địa bàn hành chính cấp xã được cập nhật để làm căn cứ tính mức lương tối thiểu theo từng vùng.
Xem thêm
Phiên bản di động