Bộ Nội vụ đề xuất bỏ tinh giản biên chế với 3 đối tượng
Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế
Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế, gồm: Lao động hợp đồng; Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động); Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
Đồng thời, bổ sung đối tượng người làm việc tại các quỹ tài chính ngoài ngân sách.
Về các trường hợp chưa giải quyết tinh giản biên chế, tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp đang bị ốm đau, đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 36 tháng để nhằm bảo vệ quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức.
![]() |
Ảnh minh họa. (Ảnh: VGP) |
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều cá nhân có nguyện vọng tinh giản biên chế vì họ không đủ sức khỏe để làm việc. Theo đó, Dự thảo đề nghị sửa đổi, nội dung này theo hướng chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp này, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
Không tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn
Đối với các trường hợp tinh giản biên chế, Dự thảo đề nghị bổ sung trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho phù hợp chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 20-KL/TW.
Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trị việc làm đang đảm nhiệm, Dự thảo đề nghị chỉ áp dụng quy định này đối với công chức, viên chức. Riêng đối với cán bộ thì trong Đề án nhân sự để giới thiệu bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nhân sự của mỗi nhiệm kỳ đã xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và nhân sự cụ thể, nên đề nghị không đặt vấn đề tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Về chính sách về hưu trước tuổi, dự thảo Nghị định chỉ sửa đổi về tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi để bảo đảm phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019; Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và đảm bảo tương quan với tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử tại Kết luận số 08-KL/TW.
Theo đó, cách tính tuổi nghỉ hưu trước tuổi được tính theo tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP. Đồng thời, bổ sung chính sách về hưu trước tuổi đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã có từ đủ 15 năm và dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi đời hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019.
Đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi cao nhất
Theo số liệu thẩm tra tinh giản biên chế đến ngày 15/10/2018 và số liệu kiểm tra tinh giản biên chế đến 30/6/2022 của Bộ Nội vụ thì số liệu tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương đến nay là 79.024 người.
Nếu tính theo đối tượng áp dụng thì số viên chức nghỉ tinh giản biên chế cao nhất, chiếm tỷ lệ 66,115%; cán bộ, công chức cấp xã chiếm tỷ lệ 19,02% và thấp nhất là người làm việc tại khu vực doanh nghiệp (tỷ lệ 0,216%); người làm việc tại các hội, chiếm tỷ lệ 0,230%).
Nếu tính theo lý do tinh giản biên chế thì tinh giản biên chế do đánh giá hàng năm không hoàn thành nhiệm vụ cao nhất (tỷ lệ 52,712%); do chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo (chiếm tỷ lệ 15,68%); dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, đơn vị hành chính (tỷ lệ là 15,44%) và thấp nhất là do sức khỏe không đảm bảo tỷ lệ là 3,746% ).
Nếu tính theo chính sách được hưởng thì đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi cao nhất (tỷ lệ 81,813%); chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 18%); chính sách chuyển chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ 0,115%) và thấp nhất là chính sách thôi việc sau khi đi học nghề (tỷ lệ 0,072%).
Theo Bộ Nội vụ, kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021 tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng, việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người tinh (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc.
Tin khác

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Có thể bạn quan tâm

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với người có thời gian đóng BHXH cao hơn quy định

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
