Bộ quy tắc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có gì mới?

Lợi, quyền lao động 15:40 | 16/09/2022
(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) đã lấy ý kiến xong về Bộ quy tắc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc (sửa đổi).
Doanh nghiệp cần “truyền lửa” cho người lao động dù họ có làm việc ở đâu

Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc góp phần nâng cao năng suất lao động

Sáng nay (16/9), trong khuôn khổ của buổi Hội thảo "Tập huấn báo chí về chủ đề phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc", ông Nguyễn Văn Bình - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) đã chia sẻ một số thông tin liên quan tới Dự thảo Bộ quy tắc phòng chống, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ông Bình cho biết, năm 2012 Luật Lao động có đề cập tới vấn đề phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa nhiều. Sau đó, đến năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng ban hành Bộ quy tắc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Đến năm 2029 Bộ luật Lao động có đưa vấn đề này vào và Chính phủ đã ban hành Nghị định 145 quy định cụ thể định nghĩa về quấy rối tình dục; xác định trách nhiệm các bên; quy định phải xây dựng tổ chức giải pháp phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc...

Tuy nhiên, vì tính chất đặc thù của vấn đề nên nhiều nội dung không thể cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật (ví dụ như khái niệm "nơi làm việc"; khái niệm hành vi quấy rối...) vì thế không thực hiện được.

Bộ quy tắc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có gì mới?
Ông Nguyễn Văn Bình - Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB&XH phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Nam Dương)

Cũng theo ông Bình, có nhiều hành vi quấy rối tình dục không thể mô tả bằng lời, không thể diễn đạt: Như nháy mắt, nhìn gợi tình... bị người đối diện cảm thấy khó chịu, bởi vậy cần phải có một quy tắc để cụ thể hóa những hành vi quấy rối cụ thể. Bộ quy tắc sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện rõ các hành vi quấy rối, xác định rõ "môi trường làm việc" quy trình xử lý...

"Triển khai bộ quy tắc này còn có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tạo ra một môi trường làm việc an toàn cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển mà con giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế", ông Bình nói.

Ông Bình cũng cho rằng, Bộ quy tắc là cơ sở để các doanh nghiệp, người sử dụng lao động không phân biệt, đối xử giới. Trong khuôn khổ hợp tác của các chuỗi cung ứng quốc tế hoặc các công ước quốc tế có quy định rất chặt chẽ về vấn đề này.

Ông Phillip - Giám đốc dự án NIRF Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam, nhấn mạnh, quấy rối tình dục là mối nguy khiến cho quyền con người không được đảm bảo. Vì vậy, đại diện ILO khuyến nghị Việt Nam nên đưa bộ quy tắc này vào ứng dụng càng sớm, càng tốt.

"Tất cả mọi người trong xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc", ông Phillip nói.

Khó xét xử các vụ án liên quan quấy rối tình cục nơi làm việc

Ông Đoàn Xuân Trường (Đại học Luật Hà Nội) chia sẻ, thực tế, các vụ quấy rối tình dục tại nơi làm việc diễn ra khá nhiều nhưng lại khó có thể mang ra xét xử. Nhiều vụ việc khi được phơi ra ánh sáng thì việc xét xử cũng gặp nhiều khó khăn do không có chứng cứ pháp lý rõ ràng.

"Hiện nay, dù vấn đề được đề cập trong luật và nghị định nhưng luật lại chưa quy định rõ ràng được các hành vi cụ thể về quấy rối tình dục tại nơi làm việc vì thế khó cho việc xét xử. Còn nếu chỉ dựa trên bộ quy tắc không phải văn bản quy phạm pháp luật chỉ mang tính chất khuyến nghị", ông Trường nói.

Bộ quy tắc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có gì mới?
Phần trình bày dấu hiệu nhận biết hành vi quấy rối tình dục. (Ảnh: Nam Dương)

Mặc dù vậy, ông Trường vẫn cho rằng Dự thảo bộ quy tắc phòng, chống quấy rối tình dục nơi công sở sửa đổi rất quan trọng và cần ban hành sớm. Bởi vì nó là cơ sở để người sử dụng lao động tham khảo xây dựng quy định về phòng, chống quấy rối tình dục nơi làm việc.

Theo ông Trường, vì đây là chủ đề nhạy cảm, nên các văn bản pháp luật chỉ đưa ra cách thức nhận diện chung, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải cụ thể hóa các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, biện pháp xử lý, cách thức bảo vệ nạn nhân...

"Bộ quy tắc cũng sẽ góp phần nâng cao thương hiệu, năng suất lao động, tạo sự phát triển. Quan trọng hơn nó sẽ làm thay đổi nhận thức của người lao động và doanh nghiệp trong việc phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc", ông Trường nói.

Hiện nay, Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 và Khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về các hành vi có tính chất tình dục; ngụ ý tình dục, liên quan đến tình dục và quy định cả các hành vi gồm quấy rối tình dục trao đổi hoặc quấy rối tình dục không trao đổi. Các điều khoản này cũng xác định người thực hiện hành vi và nạn nhân của quấy rối tình dục.

Nạn nhân có thể người lao động; người học nghề; thử việc; khách hàng, đối tác; quản lý người đại diện doanh nghiệp... làm việc trong doanh nghiệp.

"Để xác định một hành vi có bị xem là quấy rối tình dục nơi làm việc hay không có thể xác định rõ dựa trên việc phân tích đúng các khái niệm: Quấy rối - tình dục - nơi làm việc. Ví dụ thế nào là hành vi quấy rối? thế nào là tình dục, ngụ ý tình dục? thế nào là nơi làm việc?", ông Trường nói.

Chỉ khi xác định được rõ 3 điều này thì mới có căn cứ để nhận diện hoặc xử lý các hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc.

Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đã lấy ý kiến, Dự thảo bộ quy tắc, phòng chống quấy rối tình dục đang được hoàn thiện. Khả năng từ giờ tới cuối năm, Dự thảo sẽ được trình ra Ủy ban Quan hệ lao động để phê duyệt.

Thùy Anh
Link gốc:

Tin khác

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện chính sách và tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động, bởi hiện do chưa có quy định về đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Xem thêm
Phiên bản di động