Thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B

Sức khỏe 08:12 | 04/06/2023
Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị rà soát các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh thời gian tới.
Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2023 Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19
Thong nhat chuyen benh COVID-19 tu nhom A sang nhom B hinh anh 1
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Chiều 3/6, tại Phiên họp thứ 20, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, đồng thời ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình mới.

Không còn đáp ứng tiêu chí bệnh truyền nhiễm nhóm A

Bộ Y tế cho biết, đối chiếu các quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và qua theo dõi diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy, bệnh COVID-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Vì vậy, Bộ Y tế đề xuất áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm để điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B.

Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới nhận định, SARS-CoV-2 (virus gây ra bệnh COVID-19) vẫn là virus có tốc độ lây truyền nhanh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số ca mắc hiện nay đã giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022 (từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5/2023, ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc).

Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh xuống còn 0,02% so với tỷ lệ tử vong năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%, tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B đang được ghi nhận tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: Sốt xuất huyết (0,022%), Sốt rét (0,017%), Bạch hầu (0,102%), Ho gà (0,417%).

Bên cạnh đó, đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là virus SARS-CoV-2 và bệnh COVID-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí thuộc bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Việc phân loại COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A tại thời điểm năm 2020 được căn cứ các tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cụ thể: Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Vì vậy, để có thể triển khai đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch sau khi bệnh COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị rà soát các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh thời gian tới.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố rà soát tình hình dịch bệnh

Bộ Y tế cho biết, thời điểm COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A được thực hiện theo Điểm c Khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.”

Thong nhat chuyen benh COVID-19 tu nhom A sang nhom B hinh anh 2
Phòng điều hành tại khoa điều trị Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Căn cứ vào điểm này và tình hình dịch COVID-19, năm 2020 Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc tại Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020.

Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì thực hiện theo Điểm a, b, Khoản 2, Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố dịch.

Như vậy, dịch COVID-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ; do đó Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 không còn phù hợp. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg.

Sau khi Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc đánh giá tình hình dịch tại địa phương và thực hiện các biện pháp đáp ứng chống dịch theo quy định.

Theo Bộ Y tế, khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch COVID-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật hiện hành.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật.

Các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành; rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương để bãi bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền./.

Theo Vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/thong-nhat-chuyen-benh-covid19-tu-nhom-a-sang-nhom-b/866232.vnp

Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/thong-nhat-chuyen-benh-covid19-tu-nhom-a-sang-nhom-b/866232.vnp

Tin khác

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý hành nghề và quảng cáo khám, chữa bệnh

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý hành nghề và quảng cáo khám, chữa bệnh

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tuân thủ hướng dẫn thực hành và quảng cáo đúng chuyên môn, tăng cường kiểm tra, xử lý sai phạm.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè: Cảnh báo từ những rủi ro quen thuộc

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè: Cảnh báo từ những rủi ro quen thuộc

Mỗi năm, hàng trăm nghìn trẻ em tại Việt Nam phải nhập viện vì tai nạn thương tích - nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đáng báo động là phần lớn những tai nạn này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu trẻ được sống trong môi trường an toàn và được người lớn hướng dẫn kỹ năng bảo vệ bản thân.
Rà soát cung ứng thuốc, thiết bị y tế tại các bệnh viện

Rà soát cung ứng thuốc, thiết bị y tế tại các bệnh viện

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh/thành phố đề nghị rà soát hoạt động cung ứng thuốc, thiết bị y tế. Đây là nhiệm vụ thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Phát hiện số lượng lớn vỉ thuốc còn hạn sử dụng bị đổ bên đường ở Đà Nẵng

Phát hiện số lượng lớn vỉ thuốc còn hạn sử dụng bị đổ bên đường ở Đà Nẵng

Một số người dân bất ngờ phát hiện số lượng lớn vỉ thuốc còn hạn sử dụng và vỏ chai bị bỏ tại khu vực đường ven biển thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Bộ Y tế yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025.

Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý Dược công bố kết quả kiểm tra tháng cao điểm chống hàng giả

Cục Quản lý Dược công bố kết quả kiểm tra tháng cao điểm chống hàng giả

Ngày 18/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm tra đột xuất trong Tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm.
Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm "Siro ăn ngon Hải Bé"

Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm "Siro ăn ngon Hải Bé"

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé khi cơ quan chức đang xác minh vụ việc.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý hành nghề và quảng cáo khám, chữa bệnh

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý hành nghề và quảng cáo khám, chữa bệnh

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tuân thủ hướng dẫn thực hành và quảng cáo đúng chuyên môn, tăng cường kiểm tra, xử lý sai phạm.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè: Cảnh báo từ những rủi ro quen thuộc

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè: Cảnh báo từ những rủi ro quen thuộc

Mỗi năm, hàng trăm nghìn trẻ em tại Việt Nam phải nhập viện vì tai nạn thương tích - nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đáng báo động là phần lớn những tai nạn này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu trẻ được sống trong môi trường an toàn và được người lớn hướng dẫn kỹ năng bảo vệ bản thân.
Rà soát cung ứng thuốc, thiết bị y tế tại các bệnh viện

Rà soát cung ứng thuốc, thiết bị y tế tại các bệnh viện

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh/thành phố đề nghị rà soát hoạt động cung ứng thuốc, thiết bị y tế. Đây là nhiệm vụ thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Phát hiện số lượng lớn vỉ thuốc còn hạn sử dụng bị đổ bên đường ở Đà Nẵng

Phát hiện số lượng lớn vỉ thuốc còn hạn sử dụng bị đổ bên đường ở Đà Nẵng

Một số người dân bất ngờ phát hiện số lượng lớn vỉ thuốc còn hạn sử dụng và vỏ chai bị bỏ tại khu vực đường ven biển thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Bộ Y tế yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025.
Số ca mắc Covid-19 và sốt xuất huyết giảm

Số ca mắc Covid-19 và sốt xuất huyết giảm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần từ 30/5 đến 6/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố có những diễn biến đáng chú ý. Số ca mắc Covid-19 và sốt xuất huyết tiếp tục giảm so với tuần trước và cùng kỳ năm 2024, trong khi sởi và tay chân miệng vẫn ghi nhận số lượng đáng kể, cùng với một trường hợp mắc liên cầu lợn.
Cục An toàn thực phẩm thu hồi giấy công bố của một số sản phẩm

Cục An toàn thực phẩm thu hồi giấy công bố của một số sản phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành một loạt quyết định Thu hồi hiệu lực nhiều Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ Công ty Chăn nuôi C.P. Việt Nam bị tố bán thịt lợn bệnh

Đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ Công ty Chăn nuôi C.P. Việt Nam bị tố bán thịt lợn bệnh

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi văn bản đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc phản ánh Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt lợn bệnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm (nếu có).
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành 3 loại thuốc điều trị rối loạn cương, béo phì, giảm đau

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành 3 loại thuốc điều trị rối loạn cương, béo phì, giảm đau

Ba loại thuốc điều trị rối loạn cương dương, béo phì, giảm đau bị Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành sau khi các đơn vị sản xuất đề nghị rút tự nguyện.
Đề xuất nâng mức xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Đề xuất nâng mức xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Trong dự án Luật Dân số đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Y tế đề xuất nâng mức xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính tại Việt Nam.
Tắm mùa hè - tưởng đơn giản nhưng dễ rước bệnh

Tắm mùa hè - tưởng đơn giản nhưng dễ rước bệnh

Mùa hè đến mang theo cái nóng gay gắt, oi bức khiến ai cũng chỉ mong được tắm thật nhiều lần trong ngày để hạ nhiệt, làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng tắm không đúng cách vào mùa hè có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí với người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền, một lần tắm sai cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện 7 loại thuốc giả, không rõ nguồn gốc tại một nhà thuốc ở Hà Nội

Phát hiện 7 loại thuốc giả, không rõ nguồn gốc tại một nhà thuốc ở Hà Nội

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), 7 mẫu thuốc tại Nhà thuốc Đức Anh (Hà Nội) đều không có thông tin số giấy đăng ký lưu hành, hoặc số giấy phép nhập khẩu. Cục yêu cầu Sở Y tế Hà Nội truy tìm nguồn gốc, phối hợp kiểm tra nhà thuốc này.
Bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030

Bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động