Có được sử dụng lao động cho thuê lại trong công việc nặng nhọc, độc hại?
An toàn lao động phải từ tư duy của chủ sử dụng lao động |
Theo quy định trên hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Theo Điều 30 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động:
"Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này."
Theo đó, tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động cụ thể như sau:
"1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký
2. Thư ký/Trợ lý hành chính
3. Lễ tân
4. Hướng dẫn du lịch
5. Hỗ trợ bán hàng
6. Hỗ trợ dự án
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất
8.Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy
11. Biên tập tài liệu
12. Vệ sĩ/Bảo vệ
13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại
14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế
15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất
17. Lái xe
18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển
19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí
20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay."
Theo đó, những công việc được thực hiện cho thuê lại lao động chỉ bao gồm 20 công việc được quy định nêu trên và trong đó không có công việc nằm trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nên không được cho thuê lại lao động làm những công việc không nằm trong danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Nếu cho bên cho thuê lại lao động vẫn cho thuê lại lao động làm việc ở những ngành, nghề khác với danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
Mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo Bảo Hân/laodong.vn
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Thời gian chồng được nghỉ thai sản khi vợ sinh con, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

Từ 1/7, lao động nữ phá thai có chỉ định y tế được nghỉ thai sản, không phân biệt nguyên nhân

Đề phòng trò lừa đảo núp bóng xuất khẩu lao động

Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

Hà Nội: Hơn 6.000 lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
Có thể bạn quan tâm

Quy định mới: Người lao động làm việc không trọn thời gian phải tham gia BHXH

Tăng chế tài xử lý vi phạm BHXH, BHYT từ 1/7/2025: Doanh nghiệp cần khẩn trương xử lý nợ đọng

Thời gian chồng được nghỉ thai sản khi vợ sinh con, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

Từ 1/7, lao động nữ phá thai có chỉ định y tế được nghỉ thai sản, không phân biệt nguyên nhân

Đề phòng trò lừa đảo núp bóng xuất khẩu lao động

Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

Hà Nội: Hơn 6.000 lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị xâm phạm quyền lợi được Công đoàn bảo vệ thành công

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi, lừa đưa người đi làm việc ở nước ngoài

Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ tại cấp xã sau sắp xếp

Khoảng 85.000 người nghỉ hưởng chế độ hưu trí trong 3 năm tới

Bộ Nội vụ đề nghị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động mùa mưa bão

Đề xuất 5 bảng lương, 9 phụ cấp mới theo vị trí việc làm

Cục Quản lý lao động ngoài nước cảnh báo thông tin dành cho lao động sang Đài Loan làm việc
