An toàn lao động phải từ tư duy của chủ sử dụng lao động

Lợi, quyền lao động 18:05 | 18/05/2022
Mặc dù tai nạn lao động năm vừa qua giảm ở tất cả các lĩnh vực nhưng cả nước vẫn xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn lao động khiến gần 800 người chết và thiệt hại tài sản gần 4.000 tỉ đồng...
Những vấn đề công nhân, lao động quan tâm cần sớm được giải quyết

Số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra do sự bất cẩn của người lao động hoặc người lao động không được trang bị đầy đủ bảo hộ và chưa tuân thủ điều kiện làm việc an toàn.

Do chủ quan, không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, hơn 10 năm trước, anh Nguyễn Kim Giang, Công ty CP Hoa Lan, huyện Văn Giang, Hưng Yên đã bị máy cuốn dập nát cánh tay trong khi đang vận hành máy sản xuất bao bì: “Do tôi sơ suất, mặc quần áo bảo hộ rồi nhưng không cài khuy nên bị máy cuốn vào. Công ty cũng giúp đỡ và tạo điều kiện chuyển đổi công việc khác và duy trì đến bây giờ. Tuy nhiên, sức khỏe giảm sút, kinh tế khó khăn, mình muốn phấn đấu để có thu nhập tốt hơn cũng không được”.

An toàn lao động phải từ tư duy của chủ sử dụng lao động
Ảnh minh họa.

Cũng do chủ quan thiếu ý thức bảo hộ lao động, anh Nguyễn Đức Tài, làm việc tại công ty cổ phần SBI, ở Quế Võ, Bắc Ninh, chuyên vận chuyển hàng hóa, trong lúc đang làm việc bị xe lao vào chân và dập nát cả 2 bàn chân, phải lắp chân giả, thời gian điều trị hơn nửa năm. Dù được công ty tạo điều kiện chuyển đổi nghề làm bảo vệ công ty nhưng sức khỏe anh yếu đi và thu nhập giảm sút, hiện tại, lao động chính trong gia đình đặt lên trên đôi vai của người vợ: “Đôi chân này là chân giả, cũng được bệnh viện cố cứu nhưng không được. Cuộc sống của tôi cũng đã bị xáo trộn quá nhiều vì tôi là lao động chính trong gia đình. Vợ cùng làm công nhân thôi, con thì đang ăn học. Hiện tôi cũng được công ty và gia đình hỗ trợ để con tôi được ăn học. Bây giờ cũng chỉ biết trông vào vợ".

Đã có rất nhiều câu nói “giá như” được thốt ra trong muộn màng với nhiều hối tiếc. “Giá như tôi cẩn thận hơn”, “giá như tôi trang bị đầy đủ bảo hộ và tuân thủ điều kiện làm việc an toàn…”. Khi tai nạn xảy ra thì chính bản thân người lao động và gia đình là thiệt thòi nhất. Công ty có hỗ trợ nhưng chỉ phần nào, còn lại về lâu dài cuộc sống của người lao động và gia đình bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động giúp các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, phát triển bền vững. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào trang bị đầy đủ cho người lao động, một số doanh nghiệp chưa chú trọng tham gia huấn luyện an toàn lao động hoặc tham gia không đầy đủ, thậm chí không bố trí cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động về các quy định của pháp luật còn hạn chế. Nhiều lao động không biết hoặc không nắm đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, nên không thể đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Khi người lao động không được trang bị đầy đủ bảo hộ, kèm thêm ý thức lơ là, mất cảnh giác, tai nạn lao động sẽ xảy ra, nhất là đối với với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như ngành xây dựng, mỏ, hầm lò…gây nên nỗi đau về thể xác, tinh thần cho người lao động và để lại những “vết thương” khó lành cho gia đình, xã hội. Là Công ty áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn, đến nay chưa xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng trong thời gian qua, bà Đào Thị Thu Thúy, Trưởng phòng An toàn cho biết, loại hình sản xuất chủ yếu của Canon là lắp ráp thiết bị điện tử. Tuy vậy, trong quá trình làm việc vẫn có thể xảy ra những rủi ro, mất an toàn lao động như dập kẹp, xước tay chân, va đập… nếu công nhân thiếu cảnh giác. Do đó, công tác bảo đảm an toàn lao động cần đã trở thành ý thức, thói quen của từng người lao động, đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn lao động để tăng tính răn đe: “Đối với mỗi công việc đặc thù thì phải có những trang thiết bị đặc thù. Ví dụ như đối với khu vực sử dụng hóa chất, yêu cầu phải có kính, mặt nạ phòng độc, bảo hộ. Công ty chúng tôi cũng tập trung vào đánh giá máy móc bởi Ban lãnh đạo công ty cũng như các trưởng phòng, các kỹ thuật viên sẽ đi kiểm tra trực tiếp việc vận hành máy móc của công nhân viên đang làm việc. Đó là đặc thù và đó là sự thi đua làm thế nào để đưa ra tiêu chuẩn tốt nhất cho cán bộ công nhân viên đảm bảo không để tai nạn xảy ra”.

Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng An toàn Lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng, để cải thiện môi trường làm việc, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động khi tham gia sản xuất, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, các tổ chức công đoàn, các địa phương… cần tích cực trong việc tổ chức thanh, kiểm tra, yêu cầu chủ sử dụng lao động thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cho công nhân; chú trọng tập huấn, huấn luyện an toàn ở những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất độc hại, nguy hiểm… Từ đó, xây dựng môi trường làm việc an toàn, để người lao động phát huy năng lực, thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.

"Đây là tháng an toàn, là tháng cao điểm nhưng công việc triển khai thường xuyên liên tục trong năm. Năm nay, ngoài việc triển khai công tác an toàn bình thường, do hậu Covid-19 cho nên cần phải thích ứng linh hoạt và phải có biện pháp phòng chống. Bởi vì hậu covid, rất nhiều người có những biểu hiện như: mất ngủ, như giảm sút sức khỏe, mất tập trung làm cho người lao động trong quá trình làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Cho nên ngoài việc tổ chức sản xuất hợp lý và chăm sóc khám sức khỏe cho người lao động để có giải pháp và phù hợp, cần tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra”, ông Hà Tất Thắng cho biết.

Với thông điệp: “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, hy vọng rằng, khi ý thức của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn vệ sinh lao động trở thành thói quen, thì các vụ tai nạn lao động mới được giảm thiểu tối đa./.

Theo Kim Thanh/VOV1

https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/an-toan-lao-dong-phai-tu-tu-duy-cua-chu-su-dung-lao-dong-post944470.vov

Link gốc: https://laodongthudo.vn/an-toan-lao-dong-phai-tu-tu-duy-cua-chu-su-dung-lao-dong-140176.html

Tin khác

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện chính sách và tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với tổ chức Công đoàn và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động