Đánh giá công chức theo điểm số và sản phẩm cụ thể: Siết chặt, minh bạch, tránh "ai cũng tốt"
Chính thức thông qua các quy định mới về tuyển dụng, vị trí việc làm, thu nhập của cán bộ, công chức Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7 |
Theo dự thảo, công chức sẽ được chấm điểm theo ba nhóm tiêu chí, tổng cộng 100 điểm, kèm bảng KPI bắt buộc. Cụ thể, Nhóm I (30 điểm) đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức kỷ luật, với các chỉ báo như: không vi phạm tham nhũng, thực hiện văn hóa công vụ, kê khai tài sản trung thực, chấp hành kỷ luật cơ quan. Nhóm này phản ánh mức độ liêm chính và thái độ phục vụ của công chức.
Nhóm II (30 điểm) chấm năng lực chuyên môn và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ. Công chức cần có kiến thức chuyên sâu, thường xuyên cập nhật mới, ứng dụng công nghệ, làm việc độc lập và có sáng kiến chuyên môn. Đặc biệt, nhóm này đánh giá cả mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với những vị trí thường xuyên tiếp xúc.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhóm III (40 điểm) tập trung vào năng lực đổi mới, tinh thần tiên phong. Công chức được kỳ vọng có giải pháp đột phá, nhận việc khó, chủ động ra quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng. Đây là nhóm tiêu chí “nặng ký” nhất nhằm khuyến khích tư duy dám nghĩ, dám làm trong khu vực công.
Bên cạnh đó, dự thảo đưa ra bảng KPI bắt buộc, gồm sáu chỉ tiêu, trong đó ba chỉ tiêu “cứng” áp dụng cho mọi công chức: tỷ lệ hoàn thành về số lượng, chất lượng và tiến độ công việc – đều đặt ngưỡng 100%. Với người giữ chức vụ lãnh đạo, thêm ba chỉ tiêu nữa: kết quả lĩnh vực phụ trách, khả năng tổ chức triển khai và năng lực xây dựng đoàn kết nội bộ. Điểm KPI sẽ được tính toán theo công thức tại Điều 12 của dự thảo, sau đó cộng với điểm của ba nhóm tiêu chí để xác định mức hoàn thành tháng và bình quân năm. Dựa trên đó, công chức được xếp loại: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
Để bảo đảm đánh giá theo đầu ra cụ thể, dự thảo kèm theo hướng dẫn lập danh mục sản phẩm, công việc chuẩn gồm ba bước:
Bước 1, các đơn vị lập danh mục công việc theo từng vị trí, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, mô tả công việc và mức độ phức tạp. Danh mục sẽ được tổng hợp từ sản phẩm công chức thực hiện trong năm, sau đó rà soát, loại trùng lặp, không rõ đầu ra trước khi trình người đứng đầu ban hành danh mục sản phẩm/công việc chuẩn của toàn cơ quan.
Bước 2, xác định sản phẩm/công việc chuẩn. Tiêu chí chọn chuẩn gồm: gắn với chức năng chính, có tần suất thực hiện cao, đầu ra rõ ràng về số lượng, thời gian, chất lượng và mang tính đại diện để quy đổi. Sản phẩm được mô tả chi tiết đầu vào, đầu ra, thời hạn để làm cơ sở chuẩn so sánh.
Bước 3, quy đổi nhiệm vụ được giao thành sản phẩm/công việc chuẩn dựa trên các yếu tố so sánh như: nội dung, tính chất, độ khó, yêu cầu kỹ thuật, khối lượng, thời gian và tần suất thực hiện. Hệ số quy đổi được xây dựng thông qua khảo sát, phiếu đánh giá hoặc hội đồng chuyên gia để đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Nếu có nhiệm vụ mới phát sinh, đơn vị sẽ lấy ý kiến công chức liên quan để bổ sung danh mục và đề xuất mức quy đổi tương ứng.
Dự thảo cũng nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc rà soát, ban hành hoặc cập nhật danh mục sản phẩm chuẩn khi có thay đổi nhiệm vụ, đồng thời lưu trữ đầy đủ hồ sơ quy đổi để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Ông Nguyễn Quang Dũng, Vụ trưởng Vụ Cán bộ, công chức (Bộ Nội vụ), cho biết đây là nhiệm vụ mới, đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự phối hợp đồng bộ. Ông mong muốn các bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp đóng góp ý kiến để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công chức theo hướng vừa đảm bảo khách quan, minh bạch, vừa có tính khả thi trong thực tiễn cơ quan nhà nước.
Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý, Bộ Nội vụ sẽ hoàn chỉnh dự thảo để trình Chính phủ ban hành. Khi đó, bộ tiêu chí mới này sẽ trở thành khung pháp lý thống nhất trong đánh giá, sử dụng đội ngũ công chức, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng nền công vụ Việt Nam.
P.T
Tin khác

Quy định mới: Người lao động làm việc không trọn thời gian phải tham gia BHXH

Tăng chế tài xử lý vi phạm BHXH, BHYT từ 1/7/2025: Doanh nghiệp cần khẩn trương xử lý nợ đọng

Thời gian chồng được nghỉ thai sản khi vợ sinh con, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

Từ 1/7, lao động nữ phá thai có chỉ định y tế được nghỉ thai sản, không phân biệt nguyên nhân

Đề phòng trò lừa đảo núp bóng xuất khẩu lao động
Có thể bạn quan tâm

Quy định mới: Người lao động làm việc không trọn thời gian phải tham gia BHXH

Tăng chế tài xử lý vi phạm BHXH, BHYT từ 1/7/2025: Doanh nghiệp cần khẩn trương xử lý nợ đọng

Thời gian chồng được nghỉ thai sản khi vợ sinh con, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

Từ 1/7, lao động nữ phá thai có chỉ định y tế được nghỉ thai sản, không phân biệt nguyên nhân

Đề phòng trò lừa đảo núp bóng xuất khẩu lao động

Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

Hà Nội: Hơn 6.000 lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị xâm phạm quyền lợi được Công đoàn bảo vệ thành công

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi, lừa đưa người đi làm việc ở nước ngoài

Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ tại cấp xã sau sắp xếp

Khoảng 85.000 người nghỉ hưởng chế độ hưu trí trong 3 năm tới

Bộ Nội vụ đề nghị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động mùa mưa bão

Đề xuất 5 bảng lương, 9 phụ cấp mới theo vị trí việc làm

Cục Quản lý lao động ngoài nước cảnh báo thông tin dành cho lao động sang Đài Loan làm việc
