Đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại khu đô thị, khu công nghiệp

Lợi, quyền lao động 09:23 | 12/03/2023
Hiện nay, một số khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở dành cho công nhân còn thiếu các công trình hạ tầng giáo dục, trạm y tế; hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học xuống cấp...
Hà Nội bổ sung danh mục lập 4 quy hoạch phân khu khu công nghiệp Cần ưu tiên xây dựng cơ sở khám chữa bệnh ở nơi tập trung đông công nhân
Dau tu xay dung truong hoc, co so y te tai khu do thi, khu cong nghiep hinh anh 1
Một khu nhà dành cho công nhân. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 126/CĐ-TTg về việc tập trung kiểm tra, rà soát, đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, đô thị.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nội dung công điện nêu rõ thời gian qua, các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư các công trình giáo dục, y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, khu du lịch và đô thị, hình thành các không gian đô thị hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, chất lượng sống của người dân đô thị từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, tại một số khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở dành cho công nhân, người thu nhập thấp còn thiếu các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), trạm y tế; hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch… còn thiếu, xuống cấp và quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo trường học, cơ sở y tế

Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao chất lượng sống, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và du khách, xây dựng văn hóa, văn minh đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và khẩn trương tổ chức thực hiện, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị.

Về các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở y tế (nếu có) tại các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án.

Đối với các trường học, cơ sở y tế hiện hữu, ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ. Đến năm 2025, bảo đảm các đô thị từ loại III trở lên đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị về hạ tầng giáo dục cấp đô thị.

Về hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch: khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; yêu cầu các cơ quan có chức năng khẩn trương lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2023; lập chỉ dẫn các nhà vệ sinh công cộng để người dân và du khách tiếp cận sử dụng.

Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong tổ chức quản lý, vận hành và các vấn đề phối hợp liên ngành, bảo đảm đến năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng; khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường.

Ngoài ra, huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và mạng lưới cung cấp các dịch vụ đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường; trong đó cần chủ động có các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội để tham gia đầu tư, quản lý, vận hành theo phương thức đối tác công tư.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình giáo dục mầm non, tiểu học, y tế (nếu có), nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các trách nhiệm và nghĩa vụ theo nội dung dự án được phê duyệt; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các dự án không triển khai, chậm tiến độ.

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan

Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành các công trình hạ tầng đô thị (bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng…); rà soát, hoàn thiện, sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng đô thị có liên quan, đáp ứng các yêu cầu đồng bộ hạ tầng trong đô thị; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định pháp luật về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường để xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng.

Đồng thời, Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo các cơ sở y tế, trường học và các đơn vị quản lý công trình phục vụ sử dụng công cộng trực thuộc khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình các công trình nhà vệ sinh công cộng, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2023.

Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư bảo đảm năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng; khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường.

Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Theo Vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/dau-tu-xay-dung-truong-hoc-co-so-y-te-tai-khu-do-thi-khu-cong-nghiep/850653.vnp

Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/dau-tu-xay-dung-truong-hoc-co-so-y-te-tai-khu-do-thi-khu-cong-nghiep/850653.vnp

Tin khác

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

(LĐ&PL) Theo khảo sát của ManpowerGroup và Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp FDI đang có nhu cầu tuyển dụng cao đối với 10 vị trí việc làm.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Bên cạnh 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (thực hiện theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội), thì cũng theo Nghị quyết này, bắt đầu 1/7 có 12 khoản tiền tăng lên, cụ thể như sau:
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

(LĐ&PL) Mới đây, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã trao tặng 86 bộ áo dài và 45 áo dài cho nữ đoàn viên, người lao động Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà. Việc trao tặng áo dài cho nữ đoàn viên, công nhân lao động khó khăn được Công đoàn ngành triển khai đã để lại nhiều cảm xúc.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

(LĐ&PL) Rất nhiều công nhân bị nhiễm độc methanol không được Công ty HS Tech Vina ký hợp đồng lao động, họ vào làm việc thông qua các công ty tuyển dụng lao động, khi sự việc xảy ra, các công ty này lạnh lùng quay lưng.

Có thể bạn quan tâm

Hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn làm việc sẽ hưởng quyền lợi thế nào?

Hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn làm việc sẽ hưởng quyền lợi thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Chính sách mới liên quan đến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội”, thu hút gần 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tham gia.
Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng.
10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

(LĐ&PL) Theo khảo sát của ManpowerGroup và Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp FDI đang có nhu cầu tuyển dụng cao đối với 10 vị trí việc làm.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

(LĐ&PL) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã trao tặng 86 bộ áo dài và 45 áo dài cho nữ đoàn viên, người lao động Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

(LĐ&PL) Rất nhiều công nhân bị nhiễm độc methanol không được Công ty HS Tech Vina ký hợp đồng lao động, họ vào làm việc thông qua các công ty tuyển dụng lao động, khi sự việc xảy ra, các công ty này lạnh lùng quay lưng.
Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, quận Tây Hồ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, tiến hành kiểm tra các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Mức xử phạt đối với hành vi không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động

Mức xử phạt đối với hành vi không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động

Các mức phạt hành chính đối với người sử dụng lao động khi không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân theo Điều 22.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh

(LĐ&PL) Ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh hết sức cảm thông, chia sẻ rủi ro mà Công ty HS Tech Vina gặp phải. Vậy ai cảm thông, ai thương xót, ai bảo vệ những công nhân người dân tộc tuổi đời mới mười chín, đôi mươi không được đóng Bảo hiểm Xã hội bị nhiễm độc methanol?
Hà Đông: Quyết tâm hoàn thành tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở trong tháng 4/2023

Hà Đông: Quyết tâm hoàn thành tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở trong tháng 4/2023

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động quận Hà Đông đã quyết tâm chỉ đạo sát sao, bám sát lộ trình, cùng các Công đoàn cơ sở hoàn thành mục tiêu tổ chức Đại hội Công đoàn đề ra.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina

(LĐ&PL) Khi chị H đi viện cấp cứu thì hàng chục công nhân Công ty HS Tech Vina vẫn miệt mài làm trong phân xưởng nhiễm methanol, nếu làm thêm vài ngày nữa thì có lẽ số phận của họ sẽ không khác gì chị H. Nhưng, có một người đã thông báo kịp thời cho Công ty HS Tech Vina biết...
Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol - Kỳ 1: Đêm tăng ca định mệnh của nữ công nhân

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol - Kỳ 1: Đêm tăng ca định mệnh của nữ công nhân

(LĐ&PL) Linh tính như có điều gì mách bảo, anh Duẩn nói với vợ: “Hay là nghỉ tối nay, mai thứ hai thì đi làm”, nhưng chị H vẫn quyết định đi làm tăng ca đêm chủ nhật vì: “Em đã đăng ký đi làm với công ty rồi”. Và chị ra đi mãi mãi…
Tìm giải pháp để lao động đi Nhật không còn phải "gánh nợ" vì chi phí

Tìm giải pháp để lao động đi Nhật không còn phải "gánh nợ" vì chi phí

Số tiền nộp và số nợ trung bình của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam khi đi làm việc tại Nhật Bản là 670.000 yen (khoảng 120 triệu đồng).
Xem thêm
Phiên bản di động