Cơ hội cho lao động Việt ở châu Âu

Lợi, quyền lao động 11:10 | 17/03/2023
Nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp phái cử giúp con đường sang châu Âu làm việc của người lao động ngày càng rộng mở.
Nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ tới lao động bị giãn việc, mất việc Thị trường nào tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất?

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố số liệu cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) đã xuống tới 6,1%, mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 1998. Cứ mỗi 100 công việc có sẵn trên thị trường lao động thì có 3 công việc không thể tuyển được người làm, tỉ lệ cao nhất từ trước tới nay. Thế nhưng EU lại đối mặt tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Các doanh nghiệp (DN) đang phải cạnh tranh với nhau về lương, phúc lợi, thời gian và điều kiện làm việc để thu hút người làm.

Hỗ trợ tối đa lao động nhập cư

Từ những nền kinh tế lớn như Đức, Pháp, Ý cho đến Ba Lan, Romania, Cộng hòa Czech đều thiếu hụt nhân lực từ kỹ sư tin học, y tá hay hộ lý, kỹ sư xây dựng... cho đến thợ nề, thợ lắp ống nước, phụ bếp quán ăn, nhân viên phục vụ bàn...

Cơ hội cho lao động Việt ở châu Âu - Ảnh 1.
Học viên nhiều nước, trong đó có Việt Nam đang học nghề xây dựng tại Trường Đào tạo xây dựng BIW - Đức.

Eurostat cho rằng việc thiếu hụt nhân lực đã tác động tiêu cực tới nhiều hoạt động kinh tế và cả đời sống xã hội tại EU. Nhiều cửa hàng phải đóng cửa do thiếu nhân viên bán hàng, nhiều nhà máy phải thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu công nhân đứng máy. Các bệnh viện cũng khan hiếm y tá, hộ lý. Mới đây, EU đã lập một quỹ hỗ trợ DN các quốc gia thành viên tuyển dụng lao động với mục tiêu tuyển tổng cộng 700.000 lao động mới để bổ sung nhân lực cho lục địa già.

Quỹ này được kỳ vọng sẽ mang nhiều lao động có tay nghề đến từ các nước bên ngoài khu vực EU đến tìm việc làm. Theo chuyên gia của Eurostat, thị trường lao động tại châu Âu đang đảo chiều và rất có lợi cho người lao động (NLĐ). Vì vậy, NLĐ ngoài khối đang có nhiều cơ hội tạo dựng sự nghiệp của mình tại châu Âu. Tuy nhiên, những nỗ lực này của EU vẫn chưa mang lại kết quả như kỳ vọng,

Một số nước EU chọn cách nới lỏng luật nhập cư nhằm thu hút lao động nước ngoài. Tại Đức, Luật Nhập cư mới mà Chính phủ nước này thông qua vào cuối năm 2022 cho phép NLĐ nước ngoài có 2 năm kinh nghiệm được đến Đức làm việc, thậm chí kỹ sư công nghệ thông tin không yêu cầu phải biết tiếng Đức vẫn có thể đến Đức làm việc.

Luật mới cũng đưa ra một loạt ưu đãi nhằm thu hút lao động trẻ nước ngoài đến Đức học nghề rồi ở lại làm việc. Ông Marten Winter, điều phối dự án quốc tế của Trường Đào tạo xây dựng BIW, thuộc Tập đoàn Xây dựng BIW (Đức), cho biết đa số các ngành nghề tại Đức đều thiếu hụt lao động. Trong đó ngành xây dựng được xem là ngành góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế Đức nên luôn cần nguồn lao động lớn. "Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, siêng năng và thích nghi nhanh, rất phù hợp để gia nhập thị trường lao động tại Đức. Đây thật sự là một cơ hội tốt để ổn định việc làm, thu nhập" - ông Marten nhấn mạnh.

Giải quyết rào cản ngôn ngữ

Mới đây, Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET) đã phối hợp với Trường Đại học SDI Munich (Đức) tổ chức cho hơn 200 học viên thi lấy chứng chỉ B1 và B2 tiếng Đức tại TP HCM. Chứng chỉ tiếng Đức là điều kiện bắt buộc để các bạn trẻ cầm chắc tấm vé sang Đức du học nghề hoặc chuyển đổi bằng cấp để làm việc tại Đức.

Ông Nguyễn Du, Viện trưởng Viện IET, cho biết kỳ thi lần này được thực hiện toàn bộ trên máy tính thay cho hình thức thi giấy đã giúp cho người thi rút ngắn thời gian thi cũng như tạo được sự minh bạch vốn có của kỳ thi. Đây là cơ sở quan trọng để lao động trẻ xin được visa sang Đức xây dựng sự nghiệp. "Ngôn ngữ là rào cản duy nhất cản bước hành trình đến với nước Đức, với châu Âu. Nhưng kể từ đây, khi các kỳ thi Telc tiếng Đức được tổ chức thường xuyên sẽ giúp cánh cửa sang châu Âu ngày một rộng hơn, giúp cho cơ hội học tập, làm việc tại các nước phát triển trong tầm tay của NLĐ Việt Nam" - ông Du nói.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), cho biết Việt Nam đang có hàng ngàn lao động đang làm việc tại EU theo con đường chính thức. Nhiều nước có mong muốn tiếp nhận nhiều hơn nữa lao động trình độ cao từ Việt Nam cho các ngành điều dưỡng, hộ lý, đường sắt và công nghệ, ưu tiên lao động qua đào tạo. Nắm bắt nhu cầu thị trường và tìm cách đáp ứng các nhu cầu này sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ Việt Nam.

Các bản thỏa thuận hợp tác đưa lao động đi làm việc với một số nước châu Âu như Đức, Romania, Cộng hòa Czech, Bulgaria, Hungary, Phần Lan...cho thấy định hướng đưa NLĐ đến những thị trường lớn, có nền kinh tế phát triển, có trình độ tay nghề cao và thu nhập ổn định. Đây cũng là những thị trường trọng điểm mà ngành LĐ-TB-XH đã và đang đẩy mạnh đàm phán, hợp tác sâu rộng, giúp NLĐ dễ dàng tiếp cận và ổn định làm việc, phát triển sự nghiệp dài lâu.

"Châu Âu đang khát nhân lực và đó là cơ hội cho NLĐ Việt Nam. Đây là thị trường đòi hỏi rất cao về trình độ, tay nghề cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cho NLĐ trước khi xuất cảnh cần được chú trọng" - ông Liêm cho biết thêm.

Hàn Quốc muốn tuyển hơn 12.000 lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa cho biết Hàn Quốc có kế hoạch tuyển hơn 12.000 lao động Việt Nam sang làm việc trong năm 2023 theo chương trình EPS. Trong đó, có một số lĩnh vực như sản xuất chế tạo tuyển hơn 6.300 người, ngư nghiệp tuyển hơn 4.000 người, xây dựng là 901 người và nông nghiệp là 841 người. Điều kiện bắt buộc là NLĐ sẽ phải tham dự 2 vòng thi năng lực tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề. NLĐ phải trong độ tuổi từ 18-39, không thường trú tại những địa phương bị tạm dừng tuyển chọn. Nếu NLĐ đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn theo hợp đồng. Nếu lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc mà đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt thì vẫn được tham gia chương trình lần này.

Theo Giang Nam/nld.com.vn

https://nld.com.vn/cong-doan/co-hoi-cho-lao-dong-viet-o-chau-au-20230315204008678.htm

Link gốc: https://nld.com.vn/cong-doan/co-hoi-cho-lao-dong-viet-o-chau-au-20230315204008678.htm

Tin khác

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

(LĐ&PL) Theo khảo sát của ManpowerGroup và Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp FDI đang có nhu cầu tuyển dụng cao đối với 10 vị trí việc làm.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Bên cạnh 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (thực hiện theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội), thì cũng theo Nghị quyết này, bắt đầu 1/7 có 12 khoản tiền tăng lên, cụ thể như sau:
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

(LĐ&PL) Mới đây, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã trao tặng 86 bộ áo dài và 45 áo dài cho nữ đoàn viên, người lao động Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà. Việc trao tặng áo dài cho nữ đoàn viên, công nhân lao động khó khăn được Công đoàn ngành triển khai đã để lại nhiều cảm xúc.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

(LĐ&PL) Rất nhiều công nhân bị nhiễm độc methanol không được Công ty HS Tech Vina ký hợp đồng lao động, họ vào làm việc thông qua các công ty tuyển dụng lao động, khi sự việc xảy ra, các công ty này lạnh lùng quay lưng.

Có thể bạn quan tâm

Hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn làm việc sẽ hưởng quyền lợi thế nào?

Hết hạn hợp đồng lao động, người lao động vẫn làm việc sẽ hưởng quyền lợi thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN: Đối thoại, giao lưu những chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Chính sách mới liên quan đến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội”, thu hút gần 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tham gia.
Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng.
10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

10 vị trí việc làm doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng cao

(LĐ&PL) Theo khảo sát của ManpowerGroup và Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp FDI đang có nhu cầu tuyển dụng cao đối với 10 vị trí việc làm.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động khó khăn

(LĐ&PL) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã trao tặng 86 bộ áo dài và 45 áo dài cho nữ đoàn viên, người lao động Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

(LĐ&PL) Rất nhiều công nhân bị nhiễm độc methanol không được Công ty HS Tech Vina ký hợp đồng lao động, họ vào làm việc thông qua các công ty tuyển dụng lao động, khi sự việc xảy ra, các công ty này lạnh lùng quay lưng.
Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, quận Tây Hồ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, tiến hành kiểm tra các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Mức xử phạt đối với hành vi không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động

Mức xử phạt đối với hành vi không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động

Các mức phạt hành chính đối với người sử dụng lao động khi không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân theo Điều 22.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh

(LĐ&PL) Ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh hết sức cảm thông, chia sẻ rủi ro mà Công ty HS Tech Vina gặp phải. Vậy ai cảm thông, ai thương xót, ai bảo vệ những công nhân người dân tộc tuổi đời mới mười chín, đôi mươi không được đóng Bảo hiểm Xã hội bị nhiễm độc methanol?
Hà Đông: Quyết tâm hoàn thành tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở trong tháng 4/2023

Hà Đông: Quyết tâm hoàn thành tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở trong tháng 4/2023

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động quận Hà Đông đã quyết tâm chỉ đạo sát sao, bám sát lộ trình, cùng các Công đoàn cơ sở hoàn thành mục tiêu tổ chức Đại hội Công đoàn đề ra.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina

(LĐ&PL) Khi chị H đi viện cấp cứu thì hàng chục công nhân Công ty HS Tech Vina vẫn miệt mài làm trong phân xưởng nhiễm methanol, nếu làm thêm vài ngày nữa thì có lẽ số phận của họ sẽ không khác gì chị H. Nhưng, có một người đã thông báo kịp thời cho Công ty HS Tech Vina biết...
Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol - Kỳ 1: Đêm tăng ca định mệnh của nữ công nhân

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol - Kỳ 1: Đêm tăng ca định mệnh của nữ công nhân

(LĐ&PL) Linh tính như có điều gì mách bảo, anh Duẩn nói với vợ: “Hay là nghỉ tối nay, mai thứ hai thì đi làm”, nhưng chị H vẫn quyết định đi làm tăng ca đêm chủ nhật vì: “Em đã đăng ký đi làm với công ty rồi”. Và chị ra đi mãi mãi…
Tìm giải pháp để lao động đi Nhật không còn phải "gánh nợ" vì chi phí

Tìm giải pháp để lao động đi Nhật không còn phải "gánh nợ" vì chi phí

Số tiền nộp và số nợ trung bình của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam khi đi làm việc tại Nhật Bản là 670.000 yen (khoảng 120 triệu đồng).
Xem thêm
Phiên bản di động