Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Ông Hà Văn Cường (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Xin hỏi trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động được quy định trong Luật như thế nào? Từ khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, đến khi tiến hành xử lý là bao lâu?
- Nội dung ông hỏi được quy định rõ tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 6 tháng kể ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại Khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Từ 1/7, lao động nữ phá thai có chỉ định y tế được nghỉ thai sản, không phân biệt nguyên nhân

Đề phòng trò lừa đảo núp bóng xuất khẩu lao động

Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

Hà Nội: Hơn 6.000 lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị xâm phạm quyền lợi được Công đoàn bảo vệ thành công
Có thể bạn quan tâm

Tăng chế tài xử lý vi phạm BHXH, BHYT từ 1/7/2025: Doanh nghiệp cần khẩn trương xử lý nợ đọng

Thời gian chồng được nghỉ thai sản khi vợ sinh con, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

Từ 1/7, lao động nữ phá thai có chỉ định y tế được nghỉ thai sản, không phân biệt nguyên nhân

Đề phòng trò lừa đảo núp bóng xuất khẩu lao động

Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

Hà Nội: Hơn 6.000 lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị xâm phạm quyền lợi được Công đoàn bảo vệ thành công

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi, lừa đưa người đi làm việc ở nước ngoài

Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ tại cấp xã sau sắp xếp

Khoảng 85.000 người nghỉ hưởng chế độ hưu trí trong 3 năm tới

Bộ Nội vụ đề nghị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động mùa mưa bão

Đề xuất 5 bảng lương, 9 phụ cấp mới theo vị trí việc làm

Cục Quản lý lao động ngoài nước cảnh báo thông tin dành cho lao động sang Đài Loan làm việc

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?
