Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Lợi, quyền lao động 19:29 | 14/05/2024
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Luật Việc làm và các văn bản pháp luật, người lao động khi nghỉ việc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được nhận 5 khoản tiền.
Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì? 500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

Thứ nhất, người lao động được nhận tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán: Cụ thể, theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến người lao động, bao gồm cả tiền lương.

Những trường hợp sau có thể kéo dài thời gian thanh toán, nhưng không được quá 30 ngày: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia tách, hợp nhất, sáp nhập, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thứ hai, người lao động được nhận tiền trợ cấp thôi việc: Người lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019. Các điều kiện đó là:

- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các trường hợp:

+ Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp gia hạn hợp đồng với người lao động là thành viên Ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Người lao động bị kết án phạt tù, nhưng không được hưởng án treo, hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo bản án, quyết định của Tòa án.

+ Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?
Ảnh minh họa.

Thứ ba, người lao động được nhận trợ cấp mất việc làm: Theo Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ việc được trả trợ cấp mất việc làm khi có đủ các điều kiện:

- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 1 tháng tiền lương, nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương. Cụ thể:

Trợ cấp mất việc làm = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp.

Trong đó: Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Thứ tư, người lao động được nhận tiền nghỉ phép năm: Tùy vào đối tượng lao động và điều kiện làm việc thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày (Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019).

Trường hợp người lao động chưa nghỉ, hoặc chưa nghỉ hết mà phải nghỉ việc, thì có thể được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau: "Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm, hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm, thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ."

Thứ năm, người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp: Khác với các khoản tiền nói trên, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả, chứ không phải người sử dụng lao động. Tuy nhiên, để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động.

- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động đủ điều kiện sẽ được trả trợ cấp thất nghiệp theo mức sau:

Mức hưởng hằng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%. Trong đó: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Ngoài 5 khoản tiền đề cập ở trên, nếu hợp đồng lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể có ghi nhận thêm về các khoản tiền khác mà người lao động được nhận khi nghỉ việc, thì người này cũng sẽ được hưởng thêm các quyền lợi đó.

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động với thời gian như sau:

Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tú Anh

Link gốc:

Tin khác

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã có công văn cảnh báo về việc, thời gian qua đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh được Bộ LĐTBXH và phía Australia lựa chọn để tuyển chọn, thu tiền của người lao động đưa đi làm việc tại Australia trái quy định pháp luật, gây nguy cơ mất an ninh, trật tự tại một số địa phương.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 do các cấp Công đoàn phát động, mới đây Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã thành lập đoàn và tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, chấm điểm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” bảo đảm ATVSLĐ và phong trào “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc trong CNVCLĐ ngành Xây dựng” tại 10 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người lao động

Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người lao động

Mới đây, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị truyền thông về công tác dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, phòng tránh HIV/AIDS cho cán bộ Công đoàn và công nhân lao động.

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo quận Đống Đa trả lời kiến nghị của người lao động

Lãnh đạo quận Đống Đa trả lời kiến nghị của người lao động

(LĐ&PL) Sáng 6/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận với doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở và công nhân, viên chức, lao động năm 2024.
Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), đặc biệt là công tác chăm lo sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

(LĐ&PL) Bộ LĐTBXH khuyến cáo, người lao động không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

Mới đây Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã thành lập đoàn và tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, chấm điểm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” bảo đảm ATVSLĐ.
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người lao động

Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người lao động

Mới đây, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị truyền thông về công tác dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, phòng tránh HIV/AIDS cho cán bộ Công đoàn và công nhân lao động.
Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Luật Việc làm và các văn bản pháp luật, người lao động khi nghỉ việc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được nhận 5 khoản tiền.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024

Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi. Trong đó, tiêu biểu là các hoạt động “Tiếp xúc, đối thoại chuyên đề giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với công nhân và tổ chức Công đoàn”; “Cảm ơn người lao động”…
Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động hưởng tối đa không quá 12 tháng

Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động hưởng tối đa không quá 12 tháng

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng vừa triển khai tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động ở một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 45 năm thành lập Công đoàn huyện Đan Phượng.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2) - Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

Công đoàn Viên chức Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức khám sức khoẻ cho 500 đoàn viên, người lao động. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Tháng Công nhân năm 2024.
Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Trước những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh lao động, TS Đỗ Thị Lan Chi, Phó Trưởng Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp - Trường Đại học Công đoàn cho rằng người lao động phải biết tự rèn luyện kỹ năng đánh giá rủi ro tại nơi làm việc. Bởi đây chính là yếu tố “sống còn” để người lao động có sức khỏe, sự an toàn để tiếp tục lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động