“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

Kinh tế 15:09 | 25/01/2024
(LĐ&PL) Trong quá trình phát triển tài chính xanh, vấn đề “tẩy xanh” (greenwashing) nổi lên như một rủi ro tiềm ẩn. Khái niệm "greenwashing" cơ bản miêu tả một tổ chức công bố thông tin sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như nguồn tài chính xanh.
CPTPP cú hích để doanh nghiệp Việt đổi mới mô hình theo tiêu chuẩn xanh hóa Đẩy mạnh thu hút nguồn tài chính xanh và nguồn vốn từ các quỹ đầu tư

“Tẩy xanh” và những rủi ro

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu Công ty Chứng khoán MB (MBS) đã nêu một vài ví dụ về hoạt động “greenwashing” ở các thị trường tài chính trên thế giới và khu vực. Năm 2022, Tập đoàn dầu khí, ExxonMobil (Mỹ) bị chỉ trích vì quảng cáo gợi ý rằng nhiên liệu sinh học từ tảo thử nghiệm của họ một ngày nào đó có thể giảm lượng khí thải giao thông vận tải, trong khi ExxonMobil không có mục tiêu về mức 0 trên toàn công ty và các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2025 không bao gồm phần lớn lượng khí thải phát sinh từ các sản phẩm của họ.

Một ví dụ kinh điển khác về “greenwashing” là vào năm 2019 Volkswagen (Đức) thừa nhận đã gian lận trong các cuộc kiểm tra khí thải bằng cách lắp một thiết bị cho nhiều phương tiện khác nhau, với phần mềm có thể phát hiện khi xe đang tiến hành kiểm tra khí thải và thay đổi hiệu suất để giảm mức phát thải.

Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, “greenwashing” có thể mang lại thông tin sai lệch và thậm chí có hại cho sự phát triển bền vững. Chẳng hạn như, các doanh nghiệp bao bì đã quảng cáo túi nhựa “có thể phân hủy sinh học” nhằm hướng tới mục tiêu xanh hơn. Nhưng các nghiên cứu đã gợi ý rằng một số loại túi 'phân hủy sinh học' có thể không thực sự mang lại hiệu quả như lời hứa và thậm chí có thể phân hủy thành các hạt vi nhựa có hại.

Những gian lận trong việc “tẩy xanh” gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Và cuối cùng, vấn đề gian lận sẽ làm tăng rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của việc hỗ trợ tài chính xanh.

“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh
(Ảnh minh họa: BT)

Để đối phó với rủi ro tẩy xanh, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, hầu hết các nước đều tập trung xây dựng khung pháp lý về quy định “xanh” hoặc công khai các trường hợp gian lận trong việc công bố thông tin.

Theo chuyên gia MBS, hiện EU đang có Hệ thống phân loại có tiêu chuẩn rất chặt chẽ để dán nhãn cho các dự án, sản phẩm xanh. Tháng 9/2023 vừa qua EU cũng đã nhất trí cấm chiến thuật “greenwashing” mà các công ty sử dụng nhằm thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ là “thân thiện với môi trường”, “trung hòa khí hậu” và “phân hủy sinh học” nhưng không đưa ra chứng minh. Dự thảo luật trên được thông qua vào cuối ngày 19/9/2023, theo đó cấm các công ty dán nhãn sản phẩm như vậy nếu không đưa ra những bằng chứng chi tiết.

Thắt chặt chế tài kiểm soát hành vi “tẩy xanh”

Việc hạn chế “tẩy xanh” đang ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm khắc phục những tác động tiêu cực và nâng cao hiệu quả của các hoạt động tài chính xanh. Nhằm giảm thiểu rủi ro “greenwashing” tại Việt Nam, bà Trần Thị Khánh Hiền cho rằng, cần tăng cường các yêu cầu về công bố thông tin đây là một trong những biển pháp để hạn chế “tẩy xanh”.

Tuy nhiên việc giám sát chất lượng và mức độ công bố thông tin cần chặt chẽ vì chúng có thể dễ dàng bị “tẩy xanh”. Để làm được điều đó, cơ quan quản lý cần xây dựng những tiêu chuẩn và khung báo cáo về phát triển bền vững đáng tin cậy để tạo tiền đề cho việc báo cáo minh bạch, từ đó hạn chế hành vi “tẩy xanh”.

Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng tất yếu trên toàn thế giới với sự tham gia của các định chế tài chính quốc tế, Chính phủ của các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực nhằm hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững.

Cam kết tại COP26 của Việt Nam thúc đẩy nhu cầu về tài chính xanh là cơ hội lớn để phát triển thị trường tài chính xanh bao gồm: tín dụng xanh, trái phiếu xanh và vốn đầu tư xanh.

Bên cạnh đó, cần liên tục hoàn thiện khung pháp lý về quy định “xanh”. Báo cáo Hiện trạng thị trường tài chính bền vững của ASEAN năm 2021 đã xếp hạng Việt Nam là quốc gia phát hành trái phiếu xanh lớn thứ hai trong số các quốc gia thành viên ASEAN. Mặc dù vậy, chưa có quy định pháp lý nào về phân loại trái phiếu xanh hoặc chỉ số quốc gia về trái phiếu xanh ở Việt Nam.

Việt Nam nên áp dụng sự kết hợp giữa các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong các quy định của mình. Sử dụng các quy tắc phân loại của ASEAN và EU làm điểm tham chiếu, Việt Nam có thể tạo ra một hệ thống phân loại trái phiếu xanh phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhưng phù hợp với bối cảnh kinh tế Đông Nam Á.

Cuối cùng, cần thắt chặt các chế tài đối với các hành vi “tẩy xanh” sẽ góp phần ngăn chặn hiện tượng này cũng như đảm bảo cho sự phát triển của thị trường tài chinh xanh đựa Việt Nam trở thành đối tác đáng tin cậy của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng tất yếu trên toàn thế giới với sự tham gia của các định chế tài chính quốc tế, Chính phủ của các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực nhằm hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Không năm ngoài xu hướng đó, là một trong số 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại COP26 và COP27, Việt Nam đã có những hành động ngay lập tức.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26; phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; đồng thời, đưa ra lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã cam kết bằng việc tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các địa phương cùng có trách nhiệm giảm phát thải ròng…

Bảo Thoa

Link gốc:

Tin khác

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn quận Đống Đa đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong đoàn viên, người lao động, thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet và mạng xã hội, do đó đã thu được kết quả tích cực.
Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

(LĐ&PL) Ngày 27/7, tại tỉnh Lào Cai, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Tổ chức Aide et Action (AEA) sắp tới sẽ trở thành Action Education và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai… phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới" năm 2024. Đáng chú ý, kết thúc cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 7 sáng kiến để hỗ trợ, với tổng số tiền là 262 triệu đồng.
Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

(LĐ&PL) Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 1765/SDL-QLDL đề nghị các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại địa phương không thực hiện quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng (thành phố Cam Ranh).
Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt". Mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tham gia.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

(LĐ&PL) Triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2024 và các năm tiếp theo được dự báo mang đến nhiều thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội phục hồi. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 dự kiến sẽ ổn định ở mức 2.4% đến 3.2%, thấp hơn mức trung bình hàng năm trong lịch sử.

Có thể bạn quan tâm

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình “Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô - Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để 2 đầu tàu đất nước liên kết, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế.
Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Bất ngờ có 4 ngân hàng có lãi suất vượt 7,0%/năm.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn quận Đống Đa đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong đoàn viên, người lao động, thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet và mạng xã hội, do đó đã thu được kết quả tích cực.
Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

(LĐ&PL) Ngày 27/7, tại tỉnh Lào Cai, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Tổ chức Aide et Action (AEA) sắp tới sẽ trở thành Action Education và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai… phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới" năm 2024. Đáng chú ý, kết thúc cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 7 sáng kiến để hỗ trợ, với tổng số tiền là 262 triệu đồng.
Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

(LĐ&PL) Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 1765/SDL-QLDL đề nghị các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại địa phương không thực hiện quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba.
Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt". Mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tham gia.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

(LĐ&PL) Triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2024 và các năm tiếp theo được dự báo mang đến nhiều thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội phục hồi. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 dự kiến sẽ ổn định ở mức 2.4% đến 3.2%, thấp hơn mức trung bình hàng năm trong lịch sử.
Ngày 4/6, giá vàng miếng bình ổn giảm 1 triệu đồng/lượng

Ngày 4/6, giá vàng miếng bình ổn giảm 1 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giá bán vàng miếng SJC trực tiếp đến tay người dân ngày 4/6 là 77,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với ngày đầu mở bán 3/6 là 78,98 triệu đồng/lượng.
Đấu giá biển số xe: Khách hàng đã nộp số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng

Đấu giá biển số xe: Khách hàng đã nộp số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Công an, sau một thời gian triển khai thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, có 14.062 biển số xe ô tô trúng đấu giá đã được khách hàng nộp với số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng; việc đấu giá biển số được dư luận xã hội rất quan tâm và đồng tình, ủng hộ...
270 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc

270 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc

Chiều 16/5, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội, năm 2024.
Đề xuất tái thu phí tham quan, du lịch vịnh Nha Trang

Đề xuất tái thu phí tham quan, du lịch vịnh Nha Trang

(LĐ&PL) Ngày 15/5, thông tin từ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa cho biết, UBND tỉnh đang dự thảo nghị quyết, lấy ý kiến về việc thu phí tham quan toàn vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang.
Giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

Giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

Việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn.
Chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Từ ngày 1/5, nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Thành phố Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động