Số hóa vận hành nhà chung cư giúp minh bạch thông tin

Đô thị 08:32 | 17/07/2022
Các mô hình quản lý vận hành nhà chung cư, như: Ban quản trị do dân tự bầu, thuê đơn vị vận hành hay do công ty thành viên của chủ đầu tư vận hành... đều bộc lộ những bất cập, hạn chế....
Gỡ vướng mắc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ Rốt ráo cải tạo xây dựng lại chung cư cũ

Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sẽ giúp minh bạch tất cả hoạt động và giảm thiểu tranh chấp tại dự án chung cư cao tầng.

Nhiều bất cập trong quản lý, vận hành

Ông Nguyễn Đức Tiến - Trưởng ban quản trị chung cư số 54 Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, thời gian qua, giữa chủ đầu tư và cư dân dự án này xảy ra nhiều mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Một trong những khúc mắc lớn nhất có thể kể đến là sự không minh bạch của chủ đầu tư trong việc quản lý, sử dụng phần diện tích chung, riêng (gồm đường giao thông nội bộ, hệ thống cây xanh dự án, sân chơi công cộng, nhà sinh hoạt cộng đồng...).

Sử dụng phần mềm công nghệ trong quản lý, vận hành nhà chung cư để minh bạch hơn. Ảnh: Thanh Hải
Sử dụng phần mềm công nghệ trong quản lý, vận hành nhà chung cư để minh bạch hơn. Ảnh: Thanh Hải

Cùng với đó, Ban quản trị cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, do hầu hết người tham gia đều lớn tuổi, đã nghỉ hưu khó có khả năng tiếp cận, sử dụng những sản phẩm công nghệ để điều hành, việc truyền đạt thông tin vẫn sử dụng theo cách truyền thống (gọi điện, bảng tin công cộng...). Tiếp cận thông tin từ chủ đầu thông qua sản phẩm công nghệ cũng bị chậm hơn và mất nhiều thời gian, dẫn đến việc không kịp thời thống nhất nội dung, ý kiến để triển khai thực hiện giữa cư dân và chủ đầu tư...

“Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy xảy ra nhiều khúc mắc không chỉ giữa cư dân với chủ đầu tư, mà giữa cư dân với Ban quản trị. Ví dụ như một số nội dung thu - chi thành viên Ban quản trị phải gặp từng gia đình để giáp đáp thắc mắc; hay ngay cả vấn đề liên quan đến quyền lợi của cư dân ở dự án, nhưng nhiều người cũng không nắm được rõ ràng, chính xác, một trong những nguyên nhân là do đang thiếu công cụ số hóa trong vận hành” - ông Tiến chia sẻ.

Theo đánh giá, phát triển nhà chung cư không chỉ để tiết kiệm quỹ đất ngày càng bị thu hẹp do tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh mà còn góp phần tạo ra kiến trúc, cảnh quan đô thị khang trang, cuộc sống văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập trong việc quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư.

Điển hình là việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, kinh phí quản lý vận hành, một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chuyển nhượng không đúng quy định, vi phạm quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, nhà ở, phòng cháy - chữa cháy, không công khai đầy đủ thông tin và những thay đổi của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư...

Ban quản trị hay đơn vị vận hành không đủ năng lực hoạt động, thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định, có dấu hiệu vụ lợi, thiếu minh bạch trong việc thu chi, công khai tài chính theo quy định…

Giải pháp về số hóa

Qua quá trình phát triển, công tác quản lý, vận hành nhà chung cư đã trải qua nhiều mô hình khác nhau, đầu tiên là chủ đầu tư trực tiếp vận hành (chủ đầu tư thành lập một công ty quản lý hoặc thuê đơn vị thứ ba), sau đến mô hình quản lý thông qua Ban quản trị do cư dân tự bầu lên.

Nhìn chung các mô hình này đều nảy sinh những bất cập dẫn đến xảy ra mẫu thuẫn, tranh chấp. Mới đây, có ý kiến cho rằng nên nghiên cứu và thử nghiệm việc quản lý, vận hành nhà chung cư giao cho chính quyền địa phương nơi có chung cư đang hoạt động, tuy nhiên theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải minh bạch thông tin.

“Tôi cho rằng, vấn đề quan trọng nhất vẫn phải minh bạch tất cả thông tin. Nhưng để làm được điều đó cần một phần mềm công nghệ hiện đại riêng để nâng cao hiệu quả quản lý cho mỗi tòa nhà” - chuyên gia về quy hoạch đô thị, KTS Trần Tuần Anh nhìn nhận.

Trên thực tế, một đơn vị khi tiếp nhận quản lý toàn bộ hệ thống vận hành của tòa nhà chung cư sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn, vấn đề phát sinh. Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi đang dần thay đổi thói quen làm việc và vận hành, việc quản lý tòa nhà cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy, từng bước đưa vào công tác quản lý vận hành tòa nhà, giúp quy trình quản lý đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất.

Hiện nay, trên thị trường, nhiều DN đã rất thành công trong việc số hóa vào công tác quản lý, vận hành nhà chung cư, như: Vingroup, Sun Group... thông qua hệ thống phần mềm riêng cho từng dự án. Qua đó, đã hạn chế được tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp thường xảy ra ở các dự án chung cư cao tầng khác.

Ông Trần Nghĩa - Công ty Bifamland (đơn vị tham gia tư vấn vận hành và bán hàng của Vingroup) cho biết, các dự án của Vingroup đều sử dụng công nghệ IoT để thu thập dữ liệu. Dữ liệu để quản lý, vận hành được xây dựng dựa trên 4 nền tảng cốt lõi: Smart Home (căn hộ thông minh), Smart Security (an ninh thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh), Smart Management (vận hành thông minh).

Đây là mô hình đô thị được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như: Singapore, Nhật Bản hay khu vực Âu Mỹ... Với ứng dụng hiện đại, thông minh, cư dân dễ dàng tương tác, tối giản thao tác, tiết kiệm thời gian, tối đa sự chính xác và chất lượng cuộc sống được nâng cao.

“Các dữ liệu tại đô thị bao gồm: Người dân, thiết bị, tài sản… tất cả sẽ được phân tích, xử lý để giám sát và quản lý, như hệ thống giao thông, điện nước, chất thải, phát hiện tội phạm, quản lý thư viện, trường học, bệnh viện… được tích hợp trong toàn đô thị nhằm mang đến một cuộc sống chất lượng nhất cho cư dân. Qua đó giúp minh bạch tất cả thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan” - ông Nghĩa phân tích.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, xu hướng áp dụng công nghệ trong quản lý bất động sản được xem là một trong những giải pháp nâng cao khả năng vận hành của dự án, góp phần làm nên khác biệt cho tiêu chuẩn về dịch vụ quản lý bất động sản chuyên nghiệp, chìa khóa nâng cao giá trị cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh lĩnh vực này.

Đồng thời, yếu tố công nghệ được xem là giá trị cộng thêm cho chủ đầu tư và cư dân, ứng dụng công nghệ trong hệ thống quản lý chung cư giúp đơn vị quản lý thực hiện tốt các công việc như quản trị khách hàng, cư dân; quản lý dịch vụ, công nợ, biểu mẫu tài liệu, tài sản - thiết bị, kỹ thuật (bảo trì, bảo dưỡng); thống kê, báo cáo...

Có thể khẳng định, hệ thống công nghệ quản lý chung cư đã tạo ra những giá trị lợi ích vô cùng to lớn, tối ưu hóa công tác quản lý một cách dễ dàng, vừa tiết kiệm nguồn nhân lực, giảm thiểu những chi phí không đáng có. Vì vậy, cho dù áp dụng mô hình quản trị nào, thì việc số hóa trong công tác quản lý, vận hành sẽ góp phần giảm thiểu mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra ở các dự án chung cư.

"Công nghệ đang trở thành giải pháp hiệu quả để giải quyết các thách thức mới, Công ty công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tư nhiều sản phẩm - giải pháp để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú trong lĩnh vực bất động sản, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài. Trải qua hơn 2 năm dịch Covid-19 đang đặt ra thách thức mới cho các tòa nhà, văn phòng, khu dân cư, giải pháp về công nghệ cũng sẽ thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới này." - Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam Trần Hồng Phúc

Theo Mai Vân/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/so-hoa-van-hanh-nha-chung-cu-giup-minh-bach-thong-tin.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/so-hoa-van-hanh-nha-chung-cu-giup-minh-bach-thong-tin.html

Tin khác

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường bằng công nghệ đốt không thu hồi năng lượng bắt buộc phải cách khu dân cư từ 300m đến 1.000m.
Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động