"Ngay trung tâm Hà Nội vẫn có thể quy hoạch xây nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp"

Đô thị 15:03 | 16/11/2022
Chuyên gia cho rằng, dù không nằm trong trung tâm phát triển, trung tâm thương mại, quỹ đất dành cho người lao động, thu nhập thấp vẫn cần quy hoạch nằm ở gần khu trung tâm, với vị trí không khó di chuyển vì người lao động thu nhập thấp ít có điều kiện đi lại, cần ở gần nơi làm việc.
Đẩy nhanh cho vay vốn xây dựng nhà ở: Giúp người thu nhập thấp an cư

Vấn đề nhà ở xã hội là một trong những nội dung trọng tâm được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra. Ông Nguyễn Hữu Thông, đại biểu Quốc hội đoàn Bình Thuận cho biết, có một thực tế không thể phủ nhận, đó là các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều, nhưng khâu quản lý về quy hoạch nhà ở cho công nhân, người lao động hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Các chương trình phát triển nhà ở cho công nhân không đạt được kết quả như mong muốn.

Hiện tại, phần lớn các công nhân được xem là một trong những lực lượng chính tạo nên của cải, vật chất cho xã hội phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư khá xập xệ và không ít gia đình có 4 người, vợ chồng, con cái sống trong những ngôi nhà chưa đầy 10m2, bao gồm cả nhà vệ sinh. Thậm chí, họ không dám mua tủ lạnh, máy giặt vì không có chỗ để.

Ảnh minh họa.

Trao đổi với VOV.VN về nội dung này, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, để phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp, hiện có quy định dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là chủ trương rất lý tưởng. Thứ nhất, bảo đảm có quỹ đất, quỹ nhà, quỹ bất động sản cho người lao động, thu nhập thấp cũng như hài hoà yếu tố xã hội khi người lao động, thu nhập có thể sống chung với người thu nhập cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này rất khó trở thành hiện thực vì cơ chế, chính sách đang tạo ra khoảng cách khiến người lao động, thu nhập thấp chưa thể tiếp cận quỹ đất này.

GS.TS Hoàng Văn Cường đặt vấn đề, liệu trong khu đô thị có giá trị rất cao thì có nhà giá trị rất thấp không và người lao động, thu nhập thấp thì có thể trang trải, thích nghi được với điều kiện, dịch vụ tại khu vực dành cho người thu nhập cao không. Hay nếu có giao nhà thì lập tức họ có thể bán cho người khác, thậm chí người có thu nhập cao để ở?

Như vậy, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, quy định dành quỹ đất cho người lao động, thu nhập là lý tưởng nhưng quan điểm tiếp cận chưa phù hợp. Thay vào đó, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở cần dành tối thiểu 20% quỹ đất cho người lao động, thu nhập thấp, nhưng không phải lồng ghép trong khu nhà ở thương mại. Và dù không nằm trong trung tâm phát triển, trung tâm thương mại, quỹ đất dành cho người lao động, thu nhập thấp vẫn cần quy hoạch nằm ở gần khu trung tâm, với vị trí không khó di chuyển vì người lao động, thu nhập thấp ít có điều kiện đi lại, cần ở gần nơi làm việc.

Đơn cử như tại Hà Nội, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, ngay quanh khu vực trung tâm như bên kia đê sông Hồng đều có thể quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Nếu làm được điều này sẽ đồng bộ được hệ thống hạ tầng giữa các khu đô thị, phân bổ được loại nhà phù hợp với các đối tượng. Tóm lại, không thể không bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân nhưng phải phù hợp thì mới giải quyết được vấn đề, và người lao động thu nhập thấp có thể tiếp cận được quỹ đất này.

Còn theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Tháp, việc quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là cần thiết, thể hiện sự quan tâm đến người lao động, thu nhập thấp. Song, rõ ràng thời gian qua việc mua và thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân rất khó khăn. Có thể số lượng chưa đáp ứng được nhu cầu, và cũng có thể các thủ tục quy trình để cho người lao động, thu nhập thấp tiếp cận loại hình nhà ở này còn khó khăn. Vậy, làm sao để chính sách nhà ở dành cho người lao động, thu nhập thấp đi vào thực tế, thiết thực phục vụ nhu cầu của người dân là yêu cầu đặt ra với cơ quan chức năng./.

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/ngay-trung-tam-ha-noi-van-co-the-quy-hoach-xay-nha-o-xa-hoi-cho-nguoi-thu-nhap-thap-post984207.vov

Link gốc: https://vov.vn/xa-hoi/ngay-trung-tam-ha-noi-van-co-the-quy-hoach-xay-nha-o-xa-hoi-cho-nguoi-thu-nhap-thap-post984207.vov

Tin khác

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Có thể bạn quan tâm

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động