“Không thể mua nhà ở xã hội nếu không có chính sách quyết liệt từ Nhà nước”

Lợi, quyền lao động 10:59 | 02/08/2022
Hầu hết CNLĐ ở TPHCM vẫn phải đi thuê nhà trọ và rất mong muốn Nhà nước có chính sách quyết liệt xây nhà ở xã hội giá rẻ để cho công nhân thuê và có thể mua.
Những điều kiện để được mua nhà ở xã hội cho công nhân Đẩy mạnh triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
“Không thể mua nhà ở xã hội nếu không có chính sách quyết liệt từ Nhà nước”
Thu nhập thấp, phần lớn CNLĐ ở TPHCM hiện nay đều phải thuê nhà trọ để sinh sống. Ảnh: Nam Dương

24 năm làm việc ở TPHCM vẫn phải ở thuê, ở nhờ

“Tiền lương, thu nhập thế này thì làm sao mà mua được?”, chị Trần Thị Thu Hương - CN Plan 2, Cty Việt Nam Samho - hỏi lại tôi như thế khi được hỏi chị có muốn mua nhà ở xã hội hay không.

Chị Hương quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, vào TPHCM năm 1998. Gặp người cùng quê, hai anh chị lấy nhau và hiện có hai con đang đi học. Công việc của chị Hương ở Cty được khoảng 7 triệu đồng/tháng; chồng chị làm thợ hồ, công việc bấp bênh. Nuôi hai con nhỏ ăn học, thi thoảng còn gửi thêm chút tiền về quê cho cha mẹ, nên trước đây cả gia đình chị Hương chỉ dám thuê căn phòng hơn 15m2 với chi phí 1,2 triệu đồng/tháng. Gần đây, anh chị may mắn được anh chồng cho về ở nhờ.

“Chưa bao giờ chúng tôi dám nghĩ đến việc mua nhà ở TPHCM. Chúng tôi tính toán làm thêm một thời gian nữa rồi vợ chồng lại dắt díu nhau về quê. Các con lớn nếu ở lại TPHCM thì phải tự lo” - chị Hương buồn bã chia sẻ.

Tương tự, đã hơn 16 năm rời quê nhà ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định vào TPHCM sinh sống, anh Đoàn Trần Nhiệm - CN bộ phận bảo trì Cty Nidec Việt Nam - cùng vợ con vẫn đang thuê nhà tại Khu giãn dân phường Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TPHCM. Anh Nhiệm cho biết, vợ chồng anh vào TPHCM từ năm 2006, sau đó cùng vào làm tại Công ty Nidec Việt Nam. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng kể cả làm thêm. Do nuôi hai con nhỏ đang ăn học, cộng thêm tiền thuê nhà và điện nước, nên không tích lũy được bao nhiêu. “Thu nhập như hiện nay chúng tôi rất khó mua nhà, dù chỉ là nhà ở xã hội. Mong sao Nhà nước sớm xây nhà ở xã hội giá rẻ và ngân hàng cho CNLĐ vay thêm tiền thì mới có thể mua được nhà” - anh Nhiệm nói.

Cần có chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp

Trường hợp như chị Hương, anh Nhiệm không phải hiếm ở TPHCM hiện nay. Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Cty Nissei Electric Việt Nam (KCX Kinh Trung 1, TP.Thủ Đức, TPHCM) - cho biết, trong số gần 2.000 CN của Cty chỉ có một số ít người mua được nhà ở xã hội, đa số ở khu lưu trú của Cty hoặc thuê phòng trọ bên ngoài. Hiện nay, khu lưu trú của Cty (chỉ dành cho CN độc thân) có chỗ ở cho khoảng hơn 1.000 người.

Bà Vân cho biết thêm, mới đây, bà vừa đi thăm gia đình một CN trong Cty ở trọ, phải gửi con ở quê cho ông bà chăm sóc. Khi mẹ con gặp nhau, cháu bé nức nở khóc: “Mẹ ơi, sao mẹ không cho con ở với mẹ”, rồi cả hai mẹ con cùng khóc. “Chứng kiến cảnh đó, dù chỉ là người ngoài mà tôi muốn đứt ruột...” - bà Vân xúc động nói.

Bà Vân kiến nghị: “Với thu nhập như hiện nay thì ít CN có thể mua được nhà ở. Nhà nước nên có chính sách xây dựng nhà ở xã hội cho CN thuê, hoặc có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây nhà lưu trú cho gia đình CN thuê bằng việc giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm cho những Cty có xây dựng nhà lưu trú cho CN”.

Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐ Cty PouYuen Việt Nam - cho biết, Cty có số lượng NLĐ ở trọ rất cao. Vừa qua, Cty có làm hồ sơ để cho hơn 22.000 NLĐ được hưởng hỗ trợ tiền nhà trọ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Chính phủ và nguyện vọng chung của CN đều mong muốn có được nơi ở ổn định để “an cư lạc nghiệp”. Thế nhưng, với thu nhập như hiện nay thì CN rất khó mua được nhà.

“Việc xây nhà ở xã hội cho CN đã được nói từ rất lâu, nhưng đến nay chưa thực hiện được bao nhiêu. Với thu nhập hiện nay, một căn chung cư giá khoảng 500 triệu đồng thì CN có thể tiết kiệm và vay mượn thêm, giá trên 500 triệu đồng thì rất khó. Nếu Nhà nước không có chính sách thật quyết liệt như cấp đất không thu tiền sử dụng đất, miễn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội cho CN thì chắc chắn đa số công nhân không bao giờ mua được nhà để yên tâm làm việc” - ông Nghiệp kiến nghị.

Theo Nam Dương/laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/khong-the-mua-nha-o-xa-hoi-neu-khong-co-chinh-sach-quyet-liet-tu-nha-nuoc-1075675.ldo

Link gốc: https://laodong.vn/xa-hoi/khong-the-mua-nha-o-xa-hoi-neu-khong-co-chinh-sach-quyet-liet-tu-nha-nuoc-1075675.ldo

Tin khác

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã thông tin về cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 đối với người lao động.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm ở vùng I.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

(LĐ&PL) Qua thanh, kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu truy thu tiền đóng của 7.234 lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa tham gia với số tiền là 45,8 tỷ đồng.
Tự ý liên hệ với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc có thể bị hủy hợp đồng

Tự ý liên hệ với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc có thể bị hủy hợp đồng

(LĐ&PL) Sau khi hoàn thành các thủ tục, người lao động cần yên tâm chờ đợi lịch xuất cảnh, không nóng vội, liên hệ với chủ sử dụng lao động dẫn đến bị hủy hợp đồng.
Điều chỉnh lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều chỉnh lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐ&PL) Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động

Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động

(LĐ&PL) Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được hưởng lợi khi từ năm 2024, Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động đang làm việc trong tất cả các doanh nghiệp.
Hà Nội: Lương của người lao động ổn định

Hà Nội: Lương của người lao động ổn định

(LĐ&PL) Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí chi trả lương cho người lao động.
Hà Nội: Mức lương được trả cao nhất năm 2023 là 125 triệu đồng

Hà Nội: Mức lương được trả cao nhất năm 2023 là 125 triệu đồng

(LĐ&PL) Tại Hà Nội, khối doanh nghiệp dân doanh có mức tiền lương cao nhất với 125 triệu đồng/người/tháng trong năm 2023.
Quản lý doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết gần 5,7 tỷ đồng

Quản lý doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết gần 5,7 tỷ đồng

(LĐ&PL) Năm 2024 ghi nhận đột phá về mức thưởng cao nhất dịp Tết Âm lịch, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay,
Tết Âm lịch 2024, công chức, viên chức được nghỉ liền 7 ngày

Tết Âm lịch 2024, công chức, viên chức được nghỉ liền 7 ngày

(LĐ&PL) Công chức, viên chức sẽ được 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Xem thêm
Phiên bản di động