Điều gì gây hạn chế cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo?
Mới đây, trong báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” tháng 4/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra đánh giá một số yếu tố nền có thể tạo điều kiện hoặc gây hạn chế cho hoạt động khởi nghiệp.
Trong đó, WB nhận định, mặc dù môi trường kinh doanh gần đây đã được cải thiện, các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức liên quan đến các quy định. Trong khi chi phí thành lập chỉ cao hơn một chút so với mức bình quân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thấp hơn so với nhiều quốc gia thu nhập trung bình khác (2023), các thủ tục xin giấy phép con có thể phiền hà và hiện chưa rõ ràng về tính chất pháp lý của vô số các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư, khung pháp lý về đăng ký thành lập quỹ đầu tư còn hạn chế và chưa tạo động lực, dẫn đến mới chỉ có một vài quỹ đăng ký thành lập trong nước. Thủ tục hành chính để xin giấy phép con trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn phiền hà, làm tăng chi phí vận hành doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam phải xin một hoặc nhiều giấy phép con trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện mới có thể tham gia một lĩnh vực bất kỳ trong số trên 200 ngành, lĩnh vực kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư, điều này có thể làm phát sinh gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính đáng kể cho các doanh nghiệp khởi nghiệp - đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, công nghệ sinh học, và y tế.
![]() |
Để các doanh nhân khởi nghiệp phát triển hưng thịnh, cần có môi trường tạo điều kiện thuận lợi. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
“Ví dụ, các doanh nghiệp công nghệ tài chính (finech) phải qua Bộ Công Thương để được cập phép hoạt động thương mại điện tử và được phê duyệt ứng dụng/trang điện tử, và qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thanh toán liên ngân hàng, qua Bộ Thông tin và Truyền thông nếu doanh nghiệp có liên quan đến có nội dung số. Qua kháo sát PCI năm 2021, 22% các doanh nghiệp cho biết những khó khăn trong việc xin giấy phép con dẫn đến chậm trễ hoặc phải hủy bỏ kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2020”, báo cáo chỉ rõ.
WB cũng cho rằng, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khung pháp lý về đăng ký thành lập quỹ đầu tư trong nước còn hạn chế và chưa tạo động lực cho các nhà đầu tư. Tuy Nghị định số 38 (2018) đã tạo ra căn cứ pháp lý để đăng ký thành lập "Quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" trong nước, nhưng các qũy đó còn gặp hạn chế về các hoạt động đầu tư, đồng thời các nhà đầu tư trong nước chưa có động lực đầu tư với tư cách là đối tác hạn chế.
Theo quy định pháp luật hiện hành, vì quỹ chưa được coi là pháp nhân chịu thuế, nên công ty quản lý quỹ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận có được khi bán khoản đầu tư trước khi phân chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư, rất khác với thông lệ quốc tế tốt nhất về thuế đối với các quỹ đầu tư.
Ngoài ra, các quỹ bị hạn chế chỉ có tối đa 30 nhà đầu tư, số lượng như vậy thấp hơn so với thông lệ quốc tế. “Ví dụ, Hoa Kỳ cho phép quỹ đầu tư mạo hiểm có 100 thành viên hạn chế trước khi phải xin phép trường hợp ngoại lệ theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa kỳ. Cũng giống như các nhà đầu tư trong nước khác, quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngoài Việt Nam nếu không được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mặc dù vậy, hầu hết các doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam đang đăng ký thành lập ở nước ngoài để tiếp nhận vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài”, WB nêu.
WB cũng nêu ra một số yếu tố làm cản trở khởi nghiệp sáng tạo như: Các cơ quan và quỹ của Nhà nước ở Việt Nam không được phép tham gia hoặc đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc quỹ đầu tư cổ phần, gây ảnh hưởng đến dòng vốn trong nước dành cho các doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh những nỗ lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, chi phí logistics vẫn ở mức cao và tình trạng mất điện theo mùa vụ vẫn diễn ra ở miền bắc Việt Nam trong hai mùa hè vừa qua làm dấy lên quan ngại về độ tin cậy của nguồn năng lượng;…
Tổ chức này cũng đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm đảm bảo hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, WB cho rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng làm động lực tăng trưởng năng suất của quốc gia. Mặc dù Việt Nam đã hình thành được các doanh nghiệp mới, tăng trưởng cao, nhưng năng suất của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, và điều đó có thể ảnh hưởng đến mong mỏi trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có vai trò còn quan trọng hơn ở các quốc gia thu nhập trung bình, như Việt Nam, nơi tăng trưởng ngày càng dựa vào đổi mới sáng tạo và hấp thụ công nghệ. Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết hiện là các nhà hoạch định chính sách cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có năng suất cao hơn và đổi mới sáng tạo gia nhập thị trường.
Để các doanh nhân khởi nghiệp phát triển hưng thịnh, cần có môi trường tạo điều kiện thuận lợi. Hiện đang có những thách thức gây cản trở sự gia nhập và phát triển của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm môi trường pháp quy còn phiền toái và những khó khăn trong tiếp cận tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngoài lĩnh vực công nghệ số.
Nhiều ngành nghề như giáo dục, dịch vụ tài chính, y tế và logistics cũng bị ảnh hưởng do chi phí gia nhập cao và sự bất định trong các quy định. Nhu cầu đặt ra là cần tiến hành biện pháp trên nhiều mặt nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm thiếu hụt nguồn tài chính cho đổi mới sáng tạo, loại bỏ rào cản gia nhập và phát triển.
Bảo Thoa
Tin khác

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Có thể bạn quan tâm

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024
