Điểm sáng mô hình “Tổ dân phố điện tử”

Đô thị 20:06 | 22/01/2023
(LĐ&PL) Vốn là địa bàn đông dân cư và phức tạp trong công tác quản lý, thế nhưng với sự đồng lòng, góp sức của các công dân gương mẫu, nhiều năm nay, Tổ dân phố số 7 (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) đã trở thành một điển hình trong việc xây dựng mô hình “Tổ dân phố điện tử”.
Tạo sự hài lòng cho người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính Hà Nội phấn đấu chỉ số cải cách hành chính đạt 92,55 điểm Vì một nền hành chính công minh bạch

Số hóa dữ liệu dân cư bằng bản đồ số

Một buổi sáng cuối năm, chúng tôi đến thăm quan Nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng của Tổ dân phố số 7. Đây là nơi lưu giữ những trang thiết kế bản đồ quản lý dân cư bằng giấy, cũng như toàn bộ bản đồ đã được số hóa trên máy vi tính.

Người thường xuyên túc trực tại đây là ông Nguyễn Mạnh Hoạt - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 7, cũng là một trong những thành viên có sáng kiến lập ra bản đồ số. Được biết, ông Hoạt vốn là một cán bộ công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Sau khi về hưu, đến năm 2012 ông được bà con tín nhiệm mời vào tham gia công tác tại tổ dân phố.

Điểm sáng mô hình “Tổ dân phố điện tử”
Theo ông Nguyễn Mạnh Hoạt - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 7, việc quản lý dân cư bằng số hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Từ năm 2014 đến nay, ông bắt đầu đảm nhiệm vai trò là Bí thư Chi bộ của tổ dân phố. Trước đây, khi còn công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp, ông Hoạt vốn đã quen thuộc với cách làm việc khoa học. Do vậy, ban đầu khi về tổ dân phố, mỗi khi phải thống kê danh sách, nắm tình hình thanh niên đến tuổi nhập ngũ, con em trong độ tuổi đi học, hay nhận xét Đảng viên vào dịp cuối năm… ông thấy vô cùng vất vả. Từ thực tế công việc ông Hoạt đã trăn trở tìm cách để xây dựng mô hình dân cư bằng bản đồ số hóa.

“Việc xây dựng bản đồ số để quản lý dân cư vốn là một việc làm mới và khó, yêu cầu người làm phải có kỹ năng về công nghệ thông tin lại mất nhiều thời gian, công sức. Nếu thuê người ngoài làm, tổ dân phố không có đủ kinh phí để trả. Mặt khác sẽ bất lợi vì để lộ thông tin dân cư ra ngoài, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự. Vì vậy, tôi đã vận động PGS.TS Lê Thanh Mẽ (nguyên giảng viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất) cũng là người dân trong Tổ dân phố số 7 cùng tham gia thực hiện”, ông Hoạt chia sẻ.

Sau khi nhận được sự đồng ý của ông Mẽ, cả hai đã cùng bàn bạc và đưa ra ý tưởng lập bản đồ số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư ở tổ dân phố, trong đó việc quan trọng nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư. Bởi, nếu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khu dân cư thì tổ dân phố không phải mất mạng lưới quá nhiều người. Chỉ cần 2 người, là tổ trưởng và tổ phó cũng có thể làm được tất cả mọi việc kể cả công tác Đảng, đoàn thể…

Là người trực tiếp thiết kế bản đồ số dân cư, PGS.TS Lê Thanh Mẽ đã ngày đêm lên ý tưởng vẽ sơ đồ toàn bộ khu dân cư bằng việc sử dụng phần mềm đồ họa. Ông đến Ủy ban nhân dân phường mượn bản đồ địa chính rồi miệt mài số hóa toàn bộ sơ đồ khu dân cư bằng phần mềm Autocad. Các dữ liệu của từng hộ gia đình bao gồm tên chủ hộ, địa chỉ, diện tích căn hộ, số tầng, số hộ, số nhân khẩu… cũng được ông cập nhật trong sơ đồ. Mặc dù công việc khó khăn, vất vả cần nhiều công sức nhưng chỉ sau 3 tháng ông đã xây dựng xong sơ đồ bố trí dân cư rất chi tiết.

Mô hình hay cần nhân rộng

Theo ông Hoạt, sau khi hoàn thành việc xây dựng dữ liệu dân cư của Tổ dân phố 7 đã giúp nhân dân trong tổ dân phố thực hiện nhiều thủ tục hành chính dịch vụ công mức độ 3 như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, xác định tình trạng hôn nhân… Được sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tổ dân phố, người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ngay tại nhà mà không cần ra phường.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 - 2021, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, để công tác quản lý, điều hành của tổ dân phố và các đoàn thể diễn ra “bình thường”, Tổ dân phố 7 đã thành lập hai nhóm zalo, trong đó nhóm “Diễn đàn TDP 7” với nội dung phục vụ và điều hành các hoạt động tổ dân phố do Tổ trưởng tổ dân phố phụ trách. Ở đây Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận địa bàn sẽ thông báo thường xuyên các chủ trương của các cấp chính quyền quận, phường và hoạt động hàng ngày của tổ dân phố cùng các khu dân cư.

Các thành viên trong nhóm được nhắn tin đăng tải những thông tin cá nhân để đăng ký tiêm chủng hay để đăng ký đóng góp kinh phí cho các cuộc vận động của tổ dân phố và các đoàn thể. Đặc biệt, ở nhóm này có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của phường Đức Thắng gồm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường để các đồng chí theo dõi chỉ đạo trực tiếp khi cần. Ngày mới thành lập chỉ có trên 60 thành viên, nhưng chỉ sau 6 tháng số lượng thành viên đã tăng gấp 3 lần.

Hiện nay, nhóm này đã có trên 220 thành viên, trong tổng số 280 gia đình đăng ký “Gia đình văn hóa” ở tổ dân phố, như vậy “đã phủ kín” được 78% số gia đình trên địa bàn.

Điểm sáng mô hình “Tổ dân phố điện tử”
PGS.TS Lê Thanh Mẽ ngày đêm lên ý tưởng vẽ sơ đồ dư liệu dân cư bằng phần mềm đồ họa.

Nhóm zalo thứ 2 có phạm vi hẹp hơn gồm các cán bộ chủ chốt của tổ dân phố và các đoàn thể, dùng để báo cho nhau đi họp, đi thăm người ốm, hay đi tham dự các sự kiện nào đó ở phường, ở quận mà không phải đến tận nhà để kêu gọi.

Thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng về triển khai thực hiện mô hình thi đua năm 2022, về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ phường tới tổ dân phố hướng tới xây dựng chính quyền số. Tổ dân phố số 7 đã mạnh dạn đăng ký với phường sẽ tự mở lớp hướng dẫn nhân dân đăng ký tài khoản cá nhân trên công Dịch vụ công quốc gia và biết cách thực hiện các dịch vụ công trên đó.

Theo đó, trong quý 2 và quý 3 năm 2022, sau khi được sự hướng dẫn của cán bộ văn phòng phường, Tổ dân phố 7 đã tranh thủ các ngày nghỉ cuối tuần tổ chức các lớp tập huấn cho đại diện của 270 hộ gia đình trên địa bàn theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” và trực tiếp hướng dẫn là đồng chí Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư và Tổ trưởng Tổ dân phố số 7.

Ông Nguyễn Mạnh Hoạt nhận định, hiện nay người dân trên địa bàn đều đã quen sử dụng zalo nên việc tiếp thu hướng dẫn không quá khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký các dịch vụ công trực tuyến vừa hiệu quả lại tiết kiệm thời gian, không phải đến tận nơi chờ đợi.

Ghi nhận kết quả mà Tổ dân phố số 7 đã đạt được, bà Lê Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm khẳng định: Nhờ sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, mô hình của của Tổ dân phố số 7 đã được Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng và quận Bắc Từ Liêm ghi nhận và đánh giá cao. Trong thời gian tới, phường Đức Thắng sẽ triển khai nhân rộng mô hình tới tất cả các tổ dân phố trên địa bàn phường. Đây cũng là cách làm hay các Tổ dân phố trên địa bàn quận cần tìm hiểu và ứng dụng để đem lại hiệu quả trong công cuộc chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử”.

L.Thắm - K.Tiến
Link gốc:

Tin khác

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh bị quật ngã

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh bị quật ngã

(LĐ&PL) Cơn mưa giông lớn kéo dài khoảng hơn 1 giờ đồng hồ vào tối 20/4 đã khiến nhiều cây xanh bị bật gốc gẫy cành, đổ ngang đường.
Để phố xá văn minh, cần kiên quyết xử lý xe tự chế

Để phố xá văn minh, cần kiên quyết xử lý xe tự chế

Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu em yêu Tiếng Việt “Rung chuông vàng” cấp tiểu học

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu em yêu Tiếng Việt “Rung chuông vàng” cấp tiểu học

(LĐ&PL) Ngày 17/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu Em yêu tiếng Việt “Rung chuông vàng” lần thứ hai cấp tiểu học quận Bắc Từ Liêm năm học 2023-2024.
Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

(LĐ&PL) Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, thị xã xác định đẩy mạnh trọng tâm phát triển du lịch dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Chính vì thế, thị xã Sơn Tây đã tập trung cao độ trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Quận Thanh Xuân: Nâng cao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân

(LĐ&PL) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân vừa tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC)” trên địa bàn quận năm 2024.
Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Kế hoạch 2076 về Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2024-2025 vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành.
Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh bị quật ngã

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh bị quật ngã

(LĐ&PL) Cơn mưa giông lớn kéo dài khoảng hơn 1 giờ đồng hồ vào tối 20/4 đã khiến nhiều cây xanh bị bật gốc gẫy cành, đổ ngang đường.
Để phố xá văn minh, cần kiên quyết xử lý xe tự chế

Để phố xá văn minh, cần kiên quyết xử lý xe tự chế

Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu em yêu Tiếng Việt “Rung chuông vàng” cấp tiểu học

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu em yêu Tiếng Việt “Rung chuông vàng” cấp tiểu học

(LĐ&PL) Ngày 17/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu Em yêu tiếng Việt “Rung chuông vàng” lần thứ hai cấp tiểu học quận Bắc Từ Liêm năm học 2023-2024.
Đánh giá hiệu quả triển khai các kế hoạch PCCC&CNCH quận Bắc Từ Liêm

Đánh giá hiệu quả triển khai các kế hoạch PCCC&CNCH quận Bắc Từ Liêm

(LĐ&PL) UBND quận Bắc Từ Liêm vừa tổ chức Hội nghị rà soát, đánh giá tiến độ, chất lượng, hiệu quả việc triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn quận.
Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

(LĐ&PL) Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, thị xã xác định đẩy mạnh trọng tâm phát triển du lịch dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Chính vì thế, thị xã Sơn Tây đã tập trung cao độ trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Đường sắt đô thị là giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông

Đường sắt đô thị là giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt.
Giai đoạn 2024-2025: Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ

Giai đoạn 2024-2025: Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ

Theo kế hoạch, giai đoạn 2024 - 2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở học sinh đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở học sinh đến trường

Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải

Đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có văn bản đôn đốc các địa phương đảm bảo tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Từ 1/1/2025: Những trường hợp nhà chung cư nào phải phá dỡ?

Từ 1/1/2025: Những trường hợp nhà chung cư nào phải phá dỡ?

Luật Nhà ở năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã quy định cụ thể các trường hợp nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ, kể cả chưa hết thời hạn sử dụng.
Đông Anh: Phấn đấu xây, sửa 80 nhà cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2024

Đông Anh: Phấn đấu xây, sửa 80 nhà cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2024

(LĐ&PL) Năm 2024, huyện Đông Anh phấn đấu hoàn thành xây, sửa xong 80 nhà cho hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn đã rà soát đủ điều kiện, trong đó, 68 nhà xây mới, 12 nhà sửa chữa.
Xem thêm
Phiên bản di động