Vì một nền hành chính công minh bạch

Chính sách 14:45 | 12/05/2022
Việc Hà Nội là một trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có điểm tổng hợp chỉ số PAPI năm 2021 cao nhất (chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, thành) là minh chứng sống động về tính hiệu quả về cải cách hành chính gắn với một nền hành chính công minh bạch mà thành phố đang thực hiện.
Vì một nền hành chính công minh bạch
Ảnh minh họa.

Một sự thật hiển nhiên thời nào cũng thế, ở đâu cũng vậy, nếu bộ máy hành chính quan liêu, trì trệ, thiếu minh bạch thì ở đó kinh tế sẽ phát triển chậm. Ngược lại, chưa cần phải đọc báo, nghe đài, xem tivi chỉ cần bước xuống sân bay, tàu hỏa, ngồi trên xe ngắm đô thị của thành phố đó cũng sẽ nhận biết phần nào về “bộ máy hành chính” của địa phương đó ra sao.

Vừa qua, có dịp vào thành phố Hồ Chí Minh công tác, trong lúc ngồi nhâm nhi cà phê sáng với một người bạn gốc Cần Thơ, anh trầm trồ khen: Sau khoảng 8 năm, tháng 4 vừa qua có dịp ra lại Hà Nội công tác, công nhận thành phố thay đổi nhanh quá. Đường từ sân bay Nội Bài dẫn vào nội đô hiện đại chẳng khác gì các nước Hàn Quốc, Nhật Bản; còn nếu đi từ phía Khu công nghệ cao Hòa Lạc về các quận trung tâm sẽ thấy thành phố hiện đại chẳng kém gì Singapore. “Nếu chịu khó đi và chú ý quan sát, chúng ta nhận thấy kết cấu hạ tầng giao thông ở phía ngoài các quận trung tâm với các tỉnh, thành tôi tin Hà Nội xếp đầu bảng so với cả nước”, anh nhận xét.

Giữa quận trung tâm của thành phố mang tên Bác, được nghe một người con đất phương Nam nhận xét về Hà Nội như thế cũng thấy xốn xang và tự hào. Tuy nhiên, vì đặc thù nghề nghiệp, nên tôi phải “khai thác” thêm. “Anh vừa có nhận xét khách quan về kết cấu hạ tầng của Thủ đô. Nhưng ở góc độ hành chính, trong chuyến công tác vừa qua tại Hà Nội để tìm cơ hội hợp tác đầu tư, anh thấy thế nào?”, tôi hỏi. Anh thành thật trả lời, ở đâu cũng vậy thôi, cũng có người trong bộ máy công quyền thế này, thế nọ, nhưng vừa rồi có dịp ra Thủ đô tôi thấy mọi công việc liên quan đến thủ tục, giấy tờ rất nhanh, đặc biệt, ở khâu ứng dụng công nghệ thông tin.

Là người làm kinh doanh, lại đi nhiều, anh nói thêm với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những đô thị có diện tích rất lớn, dân số rất đông (từ 8-11 triệu dân), quản lý Nhà nước nói chung và giải quyết thủ tục hành chính nói riêng không đơn giản như những địa phương có dân số ít mà đạt được những kết quả như thời gian qua là cả một sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền thành phố. Nhìn đô thị Thủ đô thay da đổi thịt hàng ngày là minh chứng cho điều đó.

Dẫn ra câu chuyện trên để thấy rằng, công tác cải cách hành chính gắn với việc minh bạch hóa chính sách, xây dựng cơ quan hành chính thân thiện, gần dân vì nhân dân, vì cộng đồng doanh nghiệp mà phục vụ luôn được Đảng bộ, Chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm.

Chính vì thế, sau Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, ngày 17/3/2021, Bí thư Thành ủy đã ký ban hành 10 Chương trình công tác của Đảng bộ Thành phố khóa XVII, trong đó riêng Chương trình số 01-CTr/TU về Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Thành ủy Hà Nội khóa XVII xác định mục tiêu phổ quát là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự gương mẫu; quán triệt quan điểm “dân là gốc”; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, triển khai 10 Chương trình công tác của Đảng bộ Thành phố, trong năm 2022, Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, trong đó đề cập rõ từng mục tiêu cụ thể để thực hiện.

Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, chính quyền các cấp và toàn hệ thống chính trị đã không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước theo hướng thủ tục nhanh gọn, giảm tối đa phiền hà cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, luôn xem nhân dân và doanh nghiệp là đối tác, bạn đồng hành của các cấp chính quyền. Hy vọng với phương thức quản lý khoa học và mục tiêu rõ ràng, tới đây các chỉ số về cạnh tranh cấp tỉnh, cũng như chỉ số PAPI của Hà Nội sẽ còn cải thiện hơn nữa.

Theo H.Lê/laodongthudo.vn

https://laodongthudo.vn/vi-mot-nen-hanh-chinh-cong-minh-bach-139825.html

Link gốc: https://laodongthudo.vn/vi-mot-nen-hanh-chinh-cong-minh-bach-139825.html

Tin khác

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

10 giải pháp để "thông dòng tín dụng"

(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước cho biết công tác điều hành tín dụng được Thủ tướng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện chính sách, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát cơ chế, chính sách để thể hiện được tính đặc thù của khoa học, công nghệ, bao gồm việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.​
Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình các đại biểu đã đề xuất thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là từ đủ 15 năm trở lên.
Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Áp dụng chính sách tiền lương mới trong khối doanh nghiệp Nhà nước

Từ ngày 10/4, Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề xuất thêm một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, dự thảo Luật trình các đại biểu đã chỉnh lý, đề xuất thêm một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Đề xuất người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng

Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng, được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong đó, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất hưởng trợ cấp hằng tháng.
Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Bổ sung nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/1/2025

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024 là đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất so với Luật Đất đai hiện hành.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

Triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc

(LĐ&PL) Tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít.
Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

Đề xuất áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc với lái xe công nghệ, shiper

(LĐ&PL) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị quy định trong dự thảo Luật giao cho Chính phủ có lộ trình cụ thể, năm 2026 áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm lao động công nghệ như lái xe Grab, shiper...
Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐ&PL) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

Người về hưu ngóng đợi lương hưu tăng 15% từ 1/7/2024

(LĐ&PL) Dự kiến từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương hưu sẽ tăng 15%. Trước thông tin này, nhiều người về hưu bày tỏ mong muốn được tăng lương hưu để có thêm khoản tiền góp phần cải thiện đời sống.
Xem thêm
Phiên bản di động