Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Lợi, quyền lao động 15:19 | 26/03/2024
Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Giải quyết việc học nghề cho người lao động thất nghiệp Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Lao động thất nghiệp lo giải quyết khó khăn trước mắt

Sau khi nghỉ việc ở một công ty may mặc, chị Nguyễn Thị Hồng (phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tại đây, chị Hồng được tư vấn học nghề rất kỹ lưỡng nhưng vẫn quyết định chỉ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp chứ không tham gia học nghề.

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?
Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

“Thời gian qua, công ty tôi ít việc, thu nhập giảm, tôi không tích lũy được gì. Giờ tôi nghỉ việc, cuộc sống gia đình rất khó khăn nên tôi muốn nhận khoản tiền trợ cấp để giải quyết khó khăn trước mắt rồi sẽ tìm một công việc phổ thông nào đó như giúp việc gia đình hay phụ bán hàng ăn,… trang trải cuộc sống gia đình”, chị Hồng chia sẻ.

Trong khi đó, anh Lê Trung Hậu (trú tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì) lại có suy nghĩ khác. “Khi đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại điểm sàn giao dịch việc làm số 144, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, tôi được tư vấn học nghề và rất muốn học nghề sửa chữa xe máy, nhưng nghề này ít người đăng ký học, phải chờ đợi lâu. Vì thế, tôi đăng ký nhận tiền và tự đi học”.

Tương tự, chị Nguyễn Thu Huyền - ở Hoài Đức, Hà Nội đã từ chối cơ hội đi học nghề khi đi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp bởi theo chị, với lao động phổ thông cuộc sống còn nhiều khó khăn nên khi mất việc rất cần có ngay công việc khác để có thu nhập trang trải cuộc sống. Nếu thay thế thời gian đi làm bằng đi học nghề sẽ khiến cuộc sống của họ càng mệt mỏi, áp lực hơn.

Những trường hợp kể trên không phải là cá biệt, ghi nhận từ thực tế cho thấy, số người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp không lựa chọn học nghề rất nhiều. Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác đào tạo nghề đối với lao động thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tây Nam - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, những năm qua, do tình hình kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lao động việc làm vẫn là vấn đề nóng, nên số người lao động nộp hồ sơ và hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng lên hàng năm, nhưng số người hưởng chính sách về đào tạo nghề hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới thì lại có xu hướng giảm và đặc biệt là năm 2023 giảm rất sâu.

Linh hoạt phương thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu người lao động

Nói về nguyên nhân số người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp lựa chọn học nghề ngày càng giảm, bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (trực thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội) cho rằng, điều dễ nhận thấy là đa số lao động thất nghiệp là lao động chính của gia đình, khi mất việc làm, nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, nên người lao động cần có khoản tiền bù đắp thiếu hụt về tài chính, do đó không chú trọng quyền lợi được hỗ trợ đào tạo nghề. Hơn nữa, nhu cầu học nghề của người lao động khá đa dạng, lại không tập trung cùng thời điểm, cùng địa điểm, khiến việc tổ chức lớp học dành cho nhóm lao động đặc thù này gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, mức hỗ trợ đào tạo nghề còn thấp, tối đa là 1,5 triệu đồng/người/tháng, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; Cơ chế tuyển dụng của các doanh nghiệp chưa chú trọng ưu tiên người có trình độ sơ cấp nên chưa khuyến khích được lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề; “đầu ra” cho một số ngành nghề còn hạn chế nên khó thu hút người lao động...

Để khắc phục tình trạng số lượng người lao động bị mất việc đăng ký học nghề còn thấp, tại hội nghị triển khai công tác đào tạo nghề đối với lao động thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở LĐTBXH tổ chức mới đây, các đại biểu đã bàn bạc và đưa ra nhiều giải pháp như: Cần làm tốt hơn công tác tư vấn, tuyên truyền đối với người lao động hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng phương thức đào tạo linh hoạt, đáp ứng được tiêu chí “người học có thể học mọi lúc, mọi nơi”, thuận tiện sắp xếp các công việc cá nhân đăng ký lượng kiến thức học phù hợp năng lực; tăng cường xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư vấn hỗ trợ học nghề…

Nhằm mang lại lợi ích cho nhiều phía, trực tiếp là người lao động, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh thu hút lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề bằng chất lượng đào tạo. “Chúng tôi chỉ mở các lớp dạy nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, mong muốn của người học, bảo đảm đa số học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp”, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu khẳng định.

Phạm Diệp
Link gốc: https://laodongthudo.vn/vi-sao-nguoi-that-nghiep-ngai-hoc-nghe-168059.html

Tin khác

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện chính sách và tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động, bởi hiện do chưa có quy định về đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Xem thêm
Phiên bản di động