Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Lợi, quyền lao động 15:29 | 08/07/2024
Từ ngày 1/7/2024, khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, một loạt khoản tiền của người lao động cũng được tăng lên như: Tăng mức lương hằng tháng; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa...
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng? Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu tăng thêm từ 200 nghìn đồng - 280 nghìn đồng đồng tùy vùng. Với mức tăng trên, sau điều chỉnh, lương vùng 1 tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng. Đối với người lao động, khi tăng lương tối thiểu vùng sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi tăng theo.

Tăng mức lương hằng tháng

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức này nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng
Người lao động sẽ được tăng mức lương hằng tháng khi lương tối thiểu vùng tăng. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7, việc người lao động có được tăng lương hay không thì sẽ tùy từng trường hợp. Theo đó, sau khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang thấp hơn lương tối thiểu đã tăng, thì công ty cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.

Trường hợp sau khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, mà lương thỏa thuận trong hợp đồng của người lao động đang bằng, hoặc cao hơn mức lương tối thiểu đã tăng, thì doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh lại tăng lương. Lúc này người lao động sẽ được tăng lương theo chế độ tăng lương trong hợp đồng lao động.

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định hiện hành, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm việc bình thường. Vì vậy, khi lương tối thiểu tăng, mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng theo.

Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Luật Việc làm 2013 và Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Mức đóng tối đa cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động. Như vậy, khi tăng lương tối thiểu vùng thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng.

Theo quy định này, đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp, kể từ ngày 1/7 tới, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với từng vùng như sau: Vùng I là 99,2 triệu đồng; vùng II là 88,2 triệu đồng; vùng III là 77,2 triệu đồng; vùng IV là 69 triệu đồng.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ theo quy định trên, khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, người lao động cũng sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp cao hơn khi mất việc.

Chiếu theo các vùng lương, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động tăng tương ứng như sau: Vùng I tăng lên 24,8 triệu đồng (mức cao nhất trong năm 2024); vùng II là 22,050 triệu đồng; vùng III là 19,3 triệu đồng; vùng IV là 17,25 triệu đồng.

Tăng tiền lương ngừng việc

Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng
Lao động ở một số địa phương được tăng lương hal lần. Ảnh mlnh họa.

Tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc

Theo quy định hiện hành, người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ, thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu, người lao động vẫn sẽ giữ nguyên mức lương theo tiền lương của công việc cũ.

Sau 30 ngày, người lao động sẽ được hưởng tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Do đó, khi tăng lương tối thiểu thì mức tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc cũng sẽ tăng.

Lao động ở một số địa bàn được tăng lương 2 lần

Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng từ 200 nghìn đồng - 280 nghìn đồng đồng tùy vùng, Nghị định 74/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Theo đó, Nghị định đã điều chỉnh nhiều vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp hơn, lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn.

Các địa phương được điều chỉnh vùng gồm có: Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng 4,41 triệu đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng 4,96 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng 3,86 triệu đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng 4,41 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng; thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang.

Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng 3,45 triệu đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng 3,86 triệu đồng/tháng với các địa phương: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Vì vậy, những người lao động đang làm việc tại các vùng II, III, IV mà thuộc các địa phương được điều chỉnh lên vùng cao hơn thì sẽ được tăng lương lần thứ hai. Tuy nhiên, trường hợp với những người lao động có lương cao hơn lương tối thiểu vùng, còn dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Phạm Diệp

Link gốc:

Tin khác

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Theo đề xuất mới nhất, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt lên đến 6 tỷ đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù đến 7 năm đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 người, trong đó có 4.064 lao động nữ.
Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên huyện Sơn Tây - Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị làm việc với hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng chưa tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

Theo quy định hiện hành, khi nghỉ việc, người lao động có thể được hưởng 5 khoản tiền để đảm bảo hỗ trợ tài chính trong giai đoạn chuyển tiếp.
4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, trong 4 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động, đạt 52,1% kế hoạch năm 2025, tương đương tăng 29,91% so với cùng kỳ năm 2024.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Theo đề xuất mới nhất, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt lên đến 6 tỷ đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù đến 7 năm đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 người, trong đó có 4.064 lao động nữ.
Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên huyện Sơn Tây - Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị làm việc với hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng chưa tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về phân cấp trong lĩnh vực nội vụ, trong đó nổi bật là đề xuất giao Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyền quyết định mức lương tối thiểu vùng cụ thể theo địa bàn xã, phường, trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Để tạo sự yên tâm, tin tưởng gắn bó với đơn vị, doanh nghiệp, ngoài thực hiện tốt chính sách, quy định của pháp luật, các cấp Công đoàn quận Tây Hồ còn nâng cao các chế độ phúc lợi, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Trong thời gian qua, Công đoàn các cấp huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có nhiều hoạt động đổi mới, nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

(LĐ&PL) Theo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc dịp trước Tết Nguyên đán 2025 là do người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết của doanh nghiệp, không đồng tình việc thay đổi cách tính lương, thưởng…
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Số lao động thất nghiệp giảm, cùng với việc các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng, là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động thời điểm cuối năm có nhiều khởi sắc.
Xem thêm
Phiên bản di động