Trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước

Kinh tế 14:47 | 24/10/2023
(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước vừa trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.
Tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng tốc Lãi suất ngân hàng giảm trên diện rộng Ngân hàng ồ ạt tung các chương trình ưu đãi

Trong báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng năm 2023, định hướng năm 2024 được Ngân hàng Nhà nước đã ban hành ngày 23/10, cơ quan này trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.

Phần lớn các ngân hàng đã gửi phương án cơ cấu

Theo báo cáo, nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã có Tờ trình trình Thủ tướng quyết định Phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn Nhà nước cho BIDV từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn xin ý kiến Bộ Tài chính về Dự thảo Tờ trình Thủ tướng và Quyết định của Thủ tướng về phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Vietinbank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2009 - 2016 và năm 2021.

Đơn vị đang dự thảo văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Tờ trình Quốc hội đối với phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018.

Trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước
Phần lớn các ngân hàng đã gửi phương án cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay phần lớn các tổ chức tín dụng đã gửi phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 (4 ngân hàng thương mại Nhà nước, 11 tổ chức tín dụng nước ngoài, 22 ngân hàng thương mại cổ phần, 20 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 4 tổ chức tài chính vi mô) để cơ quan này có ý kiến/phê duyệt theo thẩm quyền.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục đóng vai trò chi phối trong hệ thống các tổ chức tín dụng cả về quy mô vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã và đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro...

Bên cạnh đó, các ngân hàng còn đẩy mạnh cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, trong đó ưu tiên phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn theo các định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng lành mạnh, hiệu quả; phát triển dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; thường xuyên thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Các ngân hàng đã tích cực mở rộng quy mô, đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn, cải thiện khả năng chi trả và các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính; nợ xấu được các ngân hàng tập trung xử lý và tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; thực hiện cơ cấu lại hoạt động theo hướng an toàn, lành mạnh hơn, kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Khối này cũng đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng...).

Hạn chế nợ xấu phát sinh

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng đã chủ động triển khai các biện pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Ngành cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng bảo đảm mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tích cực triển khai các biện pháp để hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2, nợ xấu; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng...; thực hiện giám sát thường xuyên tiến độ, kết quả xử lý nợ xấu của Công ty quản lý nợ của của các tổ chức tín dụng (VAMC).

Ngân hàng Nhà nước cũng đã báo cáo Thủ tướng về tình hình nợ xấu, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó có đánh giá thực trạng nợ xấu, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và các giải pháp, biện pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Về nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xác định theo Nghị quyết 42, tổng nợ xấu tăng 3,42% so với cuối năm 2022. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 425.900 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 theo chỉ đạo của các cấp.

Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng (CB Bank), Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (Dong A Bank); hoàn thiện phương án xử lý Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Hà Phong
Link gốc:

Tin khác

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã triển khai thực hiện tổng số 200.557 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiến nghị xử lý tài chính hơn 19,2 tỷ đồng đối với buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

(LĐ&PL) Thời tiết nắng nóng, đầu vào con giống, giá bán cho các thương lái không ổn định… khiến nhiều hộ nuôi tôm tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) gặp khó đủ bề.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024 toàn hệ thống thuế đã thực hiện 14.628 cuộc thanh tra, kiểm tra, bao gồm 35 cuộc kiểm tra nội bộ; kiểm tra 185.352 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

(LĐ&PL) Giá xăng, dầu trong nước hôm nay (21/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng mạnh giá xăng. Theo đó, giá xăng RON95 đã tăng vượt 24.000 đồng/lít.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

(LĐ&PL) Trong tháng 2, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen, nhưng vẫn theo xu hướng tăng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu 7,1% so với cuối năm 2023.
Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

(LĐ&PL) Luật khi có hiệu lực đi vào thực tế cuộc sống được kỳ vọng tác động tích cực, tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục của thị trường và tạo nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững.
Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

(LĐ&PL) Ngày mùng 2 Tết, một số chợ và điểm buôn bán trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã bắt đầu hoạt động trở lại. So với năm trước, thực phẩm sau Tết không có nhiều biến động về giá.
Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

(LĐ&PL) Ngày cuối cùng của năm Quý Mão sắp qua, nhưng lượng hoa Tết ở khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai và các tuyến đường xung quanh vẫn còn rất nhiều và người mua thì chỉ lác đác. Nhiều tiểu thương chán nản không còn mặn mà chào mời khách mua.
“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

(LĐ&PL) Khái niệm greenwashing miêu tả một tổ chức công bố thông tin sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như nguồn tài chính xanh.
Xem thêm
Phiên bản di động