Trái phiếu doanh nghiệp: Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng để tránh rủi ro

Kinh tế 08:03 | 24/08/2022
Trong thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, và trên thực tế đây trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, cũng chính vì tăng trưởng “nóng”, nên thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và đã được cơ quan quản lý liên tục phát ra những cảnh báo đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư cá nhân.
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững Kiểm soát rủi ro trái phiếu doanh nghiệp nhưng không can thiệp hành chính vào thị trường

Có hiện tượng nâng lãi suất TPDN để huy động vốn

Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính), thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2019 đến nay đã tăng trưởng nhanh, đang ngày càng trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp.

Trước dấu hiệu tăng trưởng “nóng”, tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường trái phiếu nên Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về việc quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường TPDN.

Thông tin từ ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, tổng khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ trong 7 tháng đầu năm 2022 là 280.641 tỷ đồng (tương đương cùng kỳ năm 2021). Trong đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) chiếm 37,2% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 31,5%, xây dựng chiếm 8,8%. Riêng trong tháng 7, 84,4% tổng khối lượng TPDN riêng lẻ phát hành là của các TCTD, các doanh nghiệp BĐS, xây dựng chiếm lần lượt 1,5% và 0,7%.

Nhà đầu tư chính mua TPDN phát hành trên thị trường sơ cấp là các tổ chức tín dụng (mua 46,14%), công ty chứng khoán (mua 22,43%), các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua 10,11%. Tuy nhiên, theo thống kê trên thị trường thứ cấp, sau khi mua trái phiếu, các công ty chứng khoán chủ yếu bán lại cho nhà đầu tư cá nhân khiến lượng nắm giữ của cá nhân tăng lên mức 32,6%.

Tình hình phát hành những tháng gần đây cho thấy, nếu như trong quý I, doanh nghiệp bất động sản và xây dựng là nhóm phát hành mạnh nhất chiếm lần lượt 50,98% và 18,87% thì sang quý II, các tổ chức tín dụng đã đẩy mạnh phát hành, chiếm 64,73% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 15,49% và nhóm xây dựng là 0,44%.

Trái phiếu doanh nghiệp: Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng để tránh rủi ro

Bên cạnh đó, sau những động thái chấn chỉnh nghiêm của cơ quan quản lý, trên thị trường có hiện tượng các doanh nghiệp mua lại trước hạn TPDN lớn với khối lượng mua lại trong 6 tháng đầu năm đạt 62 nghìn tỷ. Trong đó, tập trung chủ yếu vào Quý II (đạt 49,1 nghìn tỷ). Tính đến cuối tháng 7/2022, khối lượng mua lại là 86.556 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021. Sau khi giảm mạnh trong tháng 4 thì khối lượng phát hành đã tăng trở lại. Tuy nhiên, mức tăng chủ yếu vẫn ở nhóm các tổ chức tín dụng. Nhóm bất động sản vẫn tiếp tục phát hành nhưng khối lượng phát hành thấp hơn rất nhiều so với Quý I/2022.

Nhiều rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Chia sẻ về những rủi ro trên thị trường TPDN, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, trong thời gian qua, mặc dù khung khổ pháp lý đã được ban hành đầy đủ, vấn đề thực thi pháp luật chưa nghiêm đã dẫn đến các vụ việc vi phạm bị xử lý. Qua công tác quản lý, giám sát, Bộ Tài chính đánh giá thị trường còn các rủi ro gắn với từng chủ thể tham gia trên thị trường.

Cụ thể: một số doanh nghiệp đẩy mức lãi suất phát hành trái phiếu lên cao để huy động vốn dù tình hình tài chính còn yếu; nhiều nhà đầu tư cá nhân cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua TPDN riêng lẻ hoặc góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo pháp luật dân sự; một số tổ chức cung cấp dịch vụ chưa tuân thủ quy định pháp luật, hợp thức hóa hồ sơ chào bán hoặc chào mời không đúng đối tượng nhà đầu tư đối với TPDN riêng lẻ.

Đặc biệt, rủi ro lớn nhất trên thị trường hiện nay là rủi ro từ các nhà đầu tư cá nhân thiếu khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của trái phiếu nhưng vẫn tham gia mua TPDN. Trên các mạng xã hội, hội nhóm gần đây đã xuất hiện hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính mời chào người dân mua TPDN như 1 hình thức gửi tiết kiệm với chào mời hỗ trợ lách luật để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp với mức phí 2-3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, cùng với việc lãi suất có xu hướng tăng cao, việc huy động của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, các doanh nghiệp bắt đầu có hiện tượng nâng lãi suất TPDN để huy động vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.

Không nên mua trái phiếu thông qua chào mời mà chưa tìm hiểu kỹ

Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, trước thực trạng thị trường TPDN phát triển nhanh và phát sinh nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã thường xuyên khuyến nghị các nhà đầu tư tham gia thị trường TPDN riêng lẻ cần thận trọng, tìm hiểu quy định pháp luật và năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nắm rõ những rủi ro đối với TPDN trước khi quyết định đầu tư.

Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) chia sẻ, đối với các nhà đầu tư cá nhân, khi cân nhắc tham gia mua TPDN, cần lưu ý các nội dung sau:

Một là, TPDN không phải là tiền gửi ngân hàng; TPDN được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ; do đó, nhà đầu tư mua TPDN có rủi ro khi doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Hai là, khi được giới thiệu mua TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư phải lưu ý các quy định của pháp luật chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua TPDN phát hành riêng lẻ. Nếu nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không được mua loại trái phiếu này.

Ba là, các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành.

Bốn là, bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Bảo lãnh phát hành chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành, theo đó không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư. Đối với bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán gốc, lãi hay chỉ một phần gốc, lãi và nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro đối với phần còn lại).

Năm là, nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Theo Yến Nhi/vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/kinh-te/202208/trai-phieu-doanh-nghiep-nha-dau-tu-ca-nhan-nen-than-trong-de-tranh-rui-ro-e761c3d/

Link gốc: https://vnmedia.vn/kinh-te/202208/trai-phieu-doanh-nghiep-nha-dau-tu-ca-nhan-nen-than-trong-de-tranh-rui-ro-e761c3d/

Tin khác

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 76,3% dự toán, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương tăng 56,2%.
Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7/2025, chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố, ngành Hải quan đã lập tức bắt nhịp với cơ cấu tổ chức mới bằng việc chuyển đổi thành công hệ thống công nghệ thông tin và giải quyết khối lượng lớn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Chỉ trong một ngày, hơn 2,2 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được thông quan, mở ra khởi đầu suôn sẻ cho một giai đoạn vận hành hiện đại và hiệu quả hơn.
Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ ngày 1/1/2026, một bước ngoặt lớn trong chính sách thuế đối với hộ kinh doanh sẽ chính thức được triển khai: xóa bỏ phương pháp thuế khoán - vốn tồn tại hàng chục năm qua. Thay vào đó, ngành Thuế sẽ áp dụng cách quản lý thuế linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vừa đảm bảo công bằng, minh bạch vừa hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển ổn định và bền vững.
Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm đặt ra là 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024. Trong đó, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,1 tỷ USD, còn 6 tháng cuối năm cần đạt 5,4 tỷ USD để hoàn thành kế hoạch.
Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng trong kỳ điều hành ngày mai (3/7) được dự báo có thể giảm sâu, nếu đúng như vậy thì đây là lần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.

Có thể bạn quan tâm

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đã ghi nhận kết quả ấn tượng, trở thành điểm sáng nổi bật trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2020. Kết quả này phản ánh rõ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và động lực sản xuất đang gia tăng trên toàn quốc.
Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 76,3% dự toán, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương tăng 56,2%.
Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7/2025, chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố, ngành Hải quan đã lập tức bắt nhịp với cơ cấu tổ chức mới bằng việc chuyển đổi thành công hệ thống công nghệ thông tin và giải quyết khối lượng lớn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Chỉ trong một ngày, hơn 2,2 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được thông quan, mở ra khởi đầu suôn sẻ cho một giai đoạn vận hành hiện đại và hiệu quả hơn.
Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ ngày 1/1/2026, một bước ngoặt lớn trong chính sách thuế đối với hộ kinh doanh sẽ chính thức được triển khai: xóa bỏ phương pháp thuế khoán - vốn tồn tại hàng chục năm qua. Thay vào đó, ngành Thuế sẽ áp dụng cách quản lý thuế linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vừa đảm bảo công bằng, minh bạch vừa hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển ổn định và bền vững.
Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm đặt ra là 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024. Trong đó, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,1 tỷ USD, còn 6 tháng cuối năm cần đạt 5,4 tỷ USD để hoàn thành kế hoạch.
Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng trong kỳ điều hành ngày mai (3/7) được dự báo có thể giảm sâu, nếu đúng như vậy thì đây là lần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.
Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách thuế quan trọng bắt đầu được áp dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và hoạt động thương mại điện tử. Các quy định mới nhằm siết chặt quản lý, tăng tính minh bạch và thích ứng với xu hướng số hóa nền kinh tế.
Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Trong thực tế, không ít cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, làm nghề tự do, bán hàng online hoặc hoạt động theo thời vụ vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề nghĩa vụ thuế. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất là: Nếu không đăng ký hộ kinh doanh thì có phải nộp thuế hay không? Nhiều người cho rằng chỉ khi đăng ký kinh doanh mới bị ràng buộc nghĩa vụ thuế, còn nếu không đăng ký thì sẽ “miễn nhiễm” với thuế vụ. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa chính xác và có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý không đáng có.
Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Sáng 27/6, với 442/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn giả, vốn là nguyên liệu dành cho chăn nuôi, bị chế biến và đưa vào thị trường tiêu dùng đã gây rúng động dư luận. Trước thông tin từ Công an tỉnh Hưng Yên về đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả quy mô lớn, Bộ Công Thương đã chính thức có phản hồi.
Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Theo Quyết định số 484/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2024, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 30/7/2025. Đây là một trong ba cuộc tổng điều tra thống kê quy mô lớn nhất cả nước, được tổ chức 10 năm/lần, nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tình hình phát triển nông thôn.
Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tuần từ ngày 16/6 đến 20/6 ghi nhận sự sôi động trở lại với cả hoạt động phát hành và mua lại trước hạn cùng tăng mạnh. Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường thứ cấp lại có dấu hiệu chững lại.
Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Công văn số 475/CT-TTKT, yêu cầu các Chi cục Thuế khu vực khẩn trương hoàn tất các cuộc kiểm tra thuế đang triển khai tại trụ sở người nộp thuế. Mục tiêu là kết thúc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đúng quy định và nhập dữ liệu kết quả lên hệ thống trước ngày 1/7/2025.
Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang ghi nhận những tín hiệu hồi phục rõ rệt, bất chấp áp lực đáo hạn ngày càng lớn. Hoạt động phát hành bứt tốc, dòng tiền dồn mạnh vào nhóm bất động sản và ngân hàng đang tạo đà cho sự phục hồi toàn diện.
Xem thêm
Phiên bản di động