Tìm kiếm động lực tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế số
Thương mại điện tử, đầu tàu trong phát triển kinh tế số Việt Nam Kinh tế số, động lực tăng trưởng mới |
Với hỗ trợ từ Chính phủ Đức thông qua Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023”.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai những giải pháp mạnh mẽ để hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế số cũng như số hóa trong cung cấp dịch vụ công. Những nỗ lực thúc đẩy thương mại không giấy tờ cũng nổi lên, đáng chú ý nhất là Hiệp định khung Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại không giấy tờ xuyên biên giới ở châu Á và Thái Bình Dương (CPTA) của Liên hợp quốc. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng đã thúc đẩy phát triển Cơ chế một cửa ASEAN, và đang cân nhắc/nỗ lực hợp tác rộng hơn.
Theo Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023”, Việt Nam có thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ năm 2015. Dịch Covid-19 bùng phát và lây lan từ năm 2020 đã đẩy nhanh xu hướng thay đổi thói quen mua sắm và kinh doanh trực tuyến của Việt Nam theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng của TMĐT bán lẻ duy trì ổn định, tăng đều trên 20%/năm, từ 4,8 tỷ USD năm 2015 lên 13,7 tỷ USD năm 2021.
![]() |
Giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng nhanh. (Ảnh minh họa: BT) |
Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT ở Việt Nam được phản ánh qua sự gia tăng số lượng người mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm trung bình của mỗi người mua. Báo cáo Chỉ số doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 và 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tiến hành khảo sát 6.582 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy năm 2021, 43% doanh nghiệp được khảo sát đã xây dựng website, tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2013 - 2020.
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử và hóa đơn điện tử cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể, 72% doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng chữ ký điện tử (so với 23% năm 2012); 42% doanh nghiệp có sử dụng hợp đồng điện tử (so với 26% năm 2018) và 73% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong năm 2021.
Theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn chứng từ, hầu hết các doanh nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt được hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế Nghị định 123/2020/NĐ-CP hóa đơn chứng từ) phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022.
Ngoài ra, 83% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan đến các thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo,... trên các website của các cơ quan nhà nước (so với 73% năm 2017).
Từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã luôn đặt trọng tâm cải cách là cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nổi bật, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh (Nghị quyết số 19/NQ-CP trong giai đoạn 2014 - 2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP giai đoạn 2019 - 2021).
Các Nghị quyết này tiến hành đánh giá những nỗ lực cải cách của Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO),... Từ đó, các Nghị quyết thiết lập các mục tiêu cụ thể và đề xuất pháp được liên tục cập nhật theo thời gian đảm bảo tính phù hợp và khả thi của các các giải pháp đó.
Kể từ năm 2014, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung đã có nhiều cải thiện, từ đó, tăng cường niềm tin và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, cải thiện thương mại xuyên biên giới là một trụ cột quan trọng của cải cách môi trường kinh doanh.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM chỉ ra trong bối cảnh phải đối mặt với vấn đề về tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần trong dài hạn, Chính phủ đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, trong đó bao gồm phát triển kinh tế số.
Nhằm tăng cường mức độ sẵn sàng về kỹ thuật cho thương mại không giấy tờ xuyên biên giới, ông Dương khuyến nghị: Việt Nam cần cập nhật thành viên và kế hoạch hành động cho Ủy ban quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại trong giai đoạn 2023-2025, trong đó có ưu tiên xây dựng năng lực kỹ thuật cho thương mại không dùng giấy tờ xuyên biên giới. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tập trung, tích hợp thông minh để hỗ trợ thương mại không giấy tờ xuyên biên giới.
Bảo Thoa
Tin khác

Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Đề xuất quy định báo cáo về kinh doanh xuất khẩu gạo hằng tháng

Lãi suất tiết kiệm ngày 16/5: Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao kèm điều kiện đặc biệt

Chứng khoán điều chỉnh sau 4 phiên tăng, VN-Index vẫn giữ mốc 1.300 điểm

Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh IEAE 2025 tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Ra quân tuyên truyền chính sách thuế đối với hộ kinh doanh tại Ninh Hiệp

Cú hích lớn cho kinh tế tư nhân với loạt hỗ trợ tài chính, thuế và ưu đãi đấu thầu

Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Đề xuất quy định báo cáo về kinh doanh xuất khẩu gạo hằng tháng

Lãi suất tiết kiệm ngày 16/5: Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao kèm điều kiện đặc biệt

Chứng khoán điều chỉnh sau 4 phiên tăng, VN-Index vẫn giữ mốc 1.300 điểm

Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh IEAE 2025 tại Việt Nam

Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng hơn 80% trong tuần đầu tháng 5

Gần 19.000 ô tô nhập khẩu trong tháng 4/2025

Chính thức khai trương tuyến vận tải đường bộ quốc tế Trung Quốc - Việt Nam

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia VINAMAC EXPO 2025: Sức bật mới cho ngành công nghiệp Việt

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 31/12/2026

Đề xuất giảm 50% nhiều loại phí, lệ phí đến hết năm 2026

Giá xăng có thể tăng 225 - 374 đồng/lít tại kỳ điều hành ngày 15/5
