Thương mại điện tử, đầu tàu trong phát triển kinh tế số Việt Nam

Kinh tế 07:48 | 07/12/2022
Năm 2022, Thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục phát triển và tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới. Nếu như năm 2016, doanh thu TMĐT B2C đạt 5 tỷ USD, đến năm 2019, đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD.
Siết chặt quản lý các sàn thương mại điện tử

Theo sách trắng năm 2022 do Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ TMĐT của Việt Nam dự báo tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2022, đạt khoảng 16,4 tỷ USD. Ước tính có khoảng 57 - 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260 - 285 USD.

Dịch Covid-19 làm bùng nổ mua sắm trực tuyến

Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới” một cách nhanh chóng. Một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành, thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển. TMĐT trở thành đầu tàu trong sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.

Thương mại điện tử, đầu tàu trong phát triển kinh tế số Việt Nam
Năm 2022, có khoảng 57 - 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến.

Trong báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022 - 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục 120 - 200 tỷ USD vào năm 2030.

Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Logistics Việt Nam Ngô Thị Trúc Anh chia sẻ, giai đoạn 2020 - 2021 dịch Covid-19 tác động đến toàn nền kinh tế song TMĐT đã có sự tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của mua sắm trực tuyến trong khu vực đạt 50%, song giai đoạn 2021 - 2022 mức tăng trưởng này giảm xuống còn 16%. Dự báo giai đoạn 2022 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17%.

Báo cáo thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á “Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” do Lazada thực hiện vào tháng 9/2022 cho thấy, 76% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm mỗi tháng một lần trên TMĐT; 83% người dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên các sàn TMĐT; 50% các đơn hàng trên TMĐT ở Việt Nam được mua mà không có dự tính. “Điều này cho thấy thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, và các sàn TMĐT đã định hình những thói quen này. Các sàn TMĐT vẫn tiếp tục là nền tảng giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả” - bà Ngô Thị Trúc Anh thông tin.

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi, thích nghi

Mặc dù có những bước tiến lớn, song việc phát triển bền vững của doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình như thiếu công cụ quản lý và vận hành, chi phí nhân sự chuyên trách trong từng khâu vận hành vẫn thiếu, rào cản chi phí và thời gian nhận. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, chi phí hạn chế. Việc vận chuyển cũng gặp khó do khoảng cách địa lý khá xa khiến thời gian giao nhận kéo dài.

Thương mại điện tử, đầu tàu trong phát triển kinh tế số Việt Nam
Lazada xây dựng mạng lưới logistics với 4 trung tâm lựa chọn tự động và 120 trung tâm phân loại vệ tinh, giúp hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

Trước khó khăn này, các doanh nghiệp nên có các bước chuyển đổi khi đưa ra những chiến lược kinh doanh dài hạn. Điều này giúp doanh nghiệp “giữ sức đường dài” để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất, đặc biệt là những nhóm doanh nghiệp kinh doanh đa kênh, đa nền tảng.

Theo đó, để chuyển đổi số bền vững, các doanh nghiệp cần những giải pháp từ công nghệ, giải pháp từ con người và giải pháp từ cơ sở hạ tầng, logistics. Điển hình như với giải pháp từ công nghệ, Lazada đã xây dựng các trung tâm quản lý và vận hành tích hợp cho nhà bán hàng, thực hiện livestream bán hàng ngay trên nền tảng giúp nhà bán hàng gia tăng doanh thu; hệ thống phân tích nâng cao giúp nhà bán hàng theo dõi tình trạng đơn hàng.

Về cơ sở hạ tầng, đơn vị đã chủ động gỡ bỏ rào cản chi phí và địa lý trong giao nhận bằng cách xây dựng mạng lưới logistics với 4 trung tâm lựa chọn tự động, và 120 trung tâm phân loại vệ tinh giúp hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Để làm được điều này, công ty đã đầu tư công nghệ trí tuệ nhân tạo vào vận hành. Đồng thời triển khai sáng kiến logistics xanh để bảo vệ môi trường như giao hàng bằng xe đạp điện, xe máy điện.

“Nhờ sự phát triển bền vững, nhiều thương hiệu đã đạt được thành công. Điển hình như FoodMap, từ khi lên sàn TMĐT, nhà bán hàng này luôn duy trì tăng trưởng 1,5 lần mỗi tháng. Hay như Cocoon, lên sàn TMĐT từ tháng 5/2020 tăng trưởng mỗi năm đạt hơn 3 lần” - bà Ngô Thị Trúc Anh dẫn chứng.

Giám đốc Grap Việt Nam Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chia sẻ, App Grab là siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Đông Nam Á, cung cấp các nhu cầu thiết yếu hằng ngày như: Giao nhận, di chuyển, các dịch vụ tài chính. Ban đầu Grab chỉ là một ứng dụng phục vụ di chuyển. Tuy nhiên với sự phát triển của TMĐT, thời gian qua Grab đã tăng cường hợp tác để hỗ trợ tốt hơn cho người dân.

Bên cạnh các ứng dụng quen thuộc như di chuyển, giao hàng, giao đồ ăn, từ năm 2021 khi dịch Covid-19 bùng phát Grab còn hợp tác với các đơn vị triển khai dịch vụ đi chợ hộ. Các đơn hàng thanh toán tiện lợi, người dùng có thể nhận hàng nhanh chóng. Ngoài ra, công ty cũng cho ra đời Grab Mart để hỗ trợ nông dân Việt Nam trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Đến nay Grab đã ký hợp tác 4 bên với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Liên minh HTX tiêu thụ nông sản cho nông dân. Ngoài ra, Grab cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện trang bị kiến thức kỹ năng TMĐT cho nông dân, giúp nông dân tiếp cận người dùng, tiếp thị, hỗ trợ giảm khâu trung gian giúp người dùng tiếp cận sản phẩm chất lượng cao.

Sự phát triển của TMĐT đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam. Dựa trên mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, một thị trường TMĐT an toàn, lành mạnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện khi có sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, địa phương và những doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường trực tuyến.

Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 có mục tiêu đưa ngành này trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc CMCN4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Kế hoạch này gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia CMCN4.0, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Theo Minh Anh/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/thuong-mai-dien-tu-dau-tau-trong-phat-trien-kinh-te-so-viet-nam.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/thuong-mai-dien-tu-dau-tau-trong-phat-trien-kinh-te-so-viet-nam.html

Tin khác

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã triển khai thực hiện tổng số 200.557 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiến nghị xử lý tài chính hơn 19,2 tỷ đồng đối với buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

(LĐ&PL) Thời tiết nắng nóng, đầu vào con giống, giá bán cho các thương lái không ổn định… khiến nhiều hộ nuôi tôm tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) gặp khó đủ bề.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024 toàn hệ thống thuế đã thực hiện 14.628 cuộc thanh tra, kiểm tra, bao gồm 35 cuộc kiểm tra nội bộ; kiểm tra 185.352 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

(LĐ&PL) Giá xăng, dầu trong nước hôm nay (21/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng mạnh giá xăng. Theo đó, giá xăng RON95 đã tăng vượt 24.000 đồng/lít.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

(LĐ&PL) Trong tháng 2, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen, nhưng vẫn theo xu hướng tăng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu 7,1% so với cuối năm 2023.
Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

(LĐ&PL) Luật khi có hiệu lực đi vào thực tế cuộc sống được kỳ vọng tác động tích cực, tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục của thị trường và tạo nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững.
Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

(LĐ&PL) Ngày mùng 2 Tết, một số chợ và điểm buôn bán trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã bắt đầu hoạt động trở lại. So với năm trước, thực phẩm sau Tết không có nhiều biến động về giá.
Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

(LĐ&PL) Ngày cuối cùng của năm Quý Mão sắp qua, nhưng lượng hoa Tết ở khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai và các tuyến đường xung quanh vẫn còn rất nhiều và người mua thì chỉ lác đác. Nhiều tiểu thương chán nản không còn mặn mà chào mời khách mua.
“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

(LĐ&PL) Khái niệm greenwashing miêu tả một tổ chức công bố thông tin sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như nguồn tài chính xanh.
Xem thêm
Phiên bản di động