Tìm giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Kinh tế 17:16 | 02/09/2023
(LĐ&PL) Nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và dự thảo “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030”.
Pháp luật quy định thế nào về hủy tư cách công ty đại chúng? Thị trường chứng khoán: Cổ phiếu ngành nào “hót” dịp cuối năm? Tài khoản mở mới sụt giảm mạnh, chứng khoán đã qua giai đoạn tăng trưởng nóng? Thị trường khó lường, đầu tư chứng khoán nên ưu tiên “đường chạy marathon”

Vừa qua, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề “Khai mở tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam - hướng tới vị thế thị trường mới nổi”. Hội nghị được phối hợp tổ chức cùng Hiệp Hội Thị trường Tài chính và Chứng khoán châu Á (ASIFMA) với sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm bàn thảo những giải pháp, hướng tới nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về khuôn khổ pháp lý, Luật Chứng khoán 2019, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm các sai phạm để thị trường minh bạch hơn…

Bên cạnh việc phát triển về quy mô, thanh khoản, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng minh bạch và lành mạnh hơn khi nhiều sai phạm đều bị xử lý nghiêm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, trong đó, riêng nhóm VN30 đã có 100% doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới hỗ trợ cho nâng hạng cũng đã được quy định rõ ràng hơn trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Thông tư 96/2020/TT-BTC. Sắp tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục đề xuất sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo thị trường chứng khoán tăng tính minh bạch, công khai, bền vững, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng.

Tìm giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Toàn cảnh hội nghị

"Những nỗ lực về cả sửa đổi pháp lý cũng như các giải pháp thực tiễn của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các thị trường vốn của Việt Nam", bà Vũ Thị Chân Phương nhấn mạnh, đồng thời cho biết cơ quan quản lý cũng thường xuyên trao đổi với MSCI và FTSE Russell (hai tổ chức xếp hạng thị trường quốc tế) nhằm cập nhật thông tin thực tế tới các tổ chức này, cũng như để các cơ quan quản lý hiểu rõ các các yêu cầu, tiêu chí từ các tổ chức, từ đó có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện. Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, các tổ chức, thành viên thị trường để có những giải pháp giải quyết, tháo gỡ các nhóm vấn đề.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lyndon Chao - đại diện Hiệp hội các Thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) đánh giá, Việt Nam đã và đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. Theo Viện Nghiên cứu McKinsey, gần 70% người tiêu dùng Việt Nam có cái nhìn lạc quan về tương lai. Các nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục tăng cường đầu tư vào châu Á và Việt Nam là điểm đến đầu tư nổi bật trong tương lai ở châu Á, khi nỗ lực cải cách thị trường của cơ quan quản lý sẽ giúp các nhà quản lý quỹ toàn cầu tiếp cận Việt Nam dễ dàng hơn.

Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Đó là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Cả hai vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ, như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đây cũng là 2 vấn đề đặc biệt được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tại Hội nghị. Theo các nhà đầu tư, để có thể được nâng hạng, Việt Nam cần triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) đã được quy định trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP, trong đó ngân hàng lưu ký phải được là thành viên thanh toán bù trừ; và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự cần thiết.

Riêng đối vấn đề prefunding, khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giải pháp triển khai hệ thống CCP trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án tối ưu để xử lý vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch. Nếu không khắc phục được vấn đề prefunding thì câu chuyện nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu.

Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho biết, trong khi chờ CCP, hiện cơ quan quản lý đang nghiên cứu các giải pháp trước mắt mang tính kỹ thuật để giảm thiểu các lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề ký quỹ trước giao dịch. Còn về lâu dài, CCP phải được triển khai, trong đó các ngân hàng lưu ký cũng là thành viên bù trừ bên cạnh các công ty chứng khoán, tuy nhiên điều này cần sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Bảo Thoa

Link gốc:

Tin khác

Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả

Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả

(LĐ&PL) Chiều ngày 24/11, tại số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”. Đây là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11). Phòng trưng bày sẽ mở cửa kéo dài đến hết ngày 30/11/2023.
Chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê

Chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê

(LĐ&PL) Chủ đầu tư dự án chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh.
Thông tư mới tăng trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Thông tư mới tăng trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Thông tư số 67 bổ sung quy định mới về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; thông báo về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng.
Triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024

(LĐ&PL) Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa Ban hành kế hoạch số 09/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt gần 558 tỉ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt gần 558 tỉ USD

(LĐ&PL) Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, lũy kế 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 557,95 tỉ USD, giảm 9,6% (tương ứng giảm 59,49 tỉ USD) so cùng kỳ năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn tình trạng thất thu thuế từ nhà hàng, quán ăn không xuất hóa đơn

Ngăn chặn tình trạng thất thu thuế từ nhà hàng, quán ăn không xuất hóa đơn

(LĐ&PL) Trước những phản ánh về tình trạng nhà hàng, quán ăn, khách sạn không xuất hóa đơn, tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế. Bộ Tài chính cho biết đã có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn thất thu thuế.
Cơ sở dữ liệu thuế phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và bảo mật

Cơ sở dữ liệu thuế phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và bảo mật

(LĐ&PL) Với sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian qua, đã đặt ra những thách thức mới đối với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế.
Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả

Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả

(LĐ&PL) Chiều ngày 24/11, tại số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Tổng cục QLTT đã tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”.
Chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê

Chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê

(LĐ&PL) Chủ đầu tư dự án chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh.
Thông tư mới tăng trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Thông tư mới tăng trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Thông tư số 67 bổ sung quy định mới về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
Triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024

(LĐ&PL) Tổng cục QLTT vừa Ban hành kế hoạch số 09/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt gần 558 tỉ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt gần 558 tỉ USD

(LĐ&PL) Lũy kế 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 557,95 tỉ USD, giảm 9,6% (tương ứng giảm 59,49 tỉ USD) so cùng kỳ năm 2022.
CPTPP cú hích để doanh nghiệp Việt đổi mới mô hình theo tiêu chuẩn xanh hóa

CPTPP cú hích để doanh nghiệp Việt đổi mới mô hình theo tiêu chuẩn xanh hóa

(LĐ&PL) Để tận dụng tối đa các ưu đãi thương mại từ thị trường FTA, các doanh nghiệp Việt cần phải đổi mới mọi hoạt động, trong đó có những tiêu chuẩn xanh hoá với một mô hình kinh tế tuần hoàn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng

(LĐ&PL) Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2.
Doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn cao hơn lượng phát hành

Doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn cao hơn lượng phát hành

(LĐ&PL) Từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp đã mua lại lượng trái phiếu trước hạn là 190,7 nghìn tỷ - cao hơn tổng số phát hành.
Hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

(LĐ&PL) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10, cả nước có hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký 125,8 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Phúc Thọ

(LĐ&PL) Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước

Trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước

(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước vừa trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.
Quy định mới về việc mua bán vàng miếng

Quy định mới về việc mua bán vàng miếng

(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 12/2023 sửa đổi Thông tư 06/2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng thị trường trong nước. Thông tư này có hiệu lực từ 27/11/2023.
Lượng gà sống nhập lậu qua biên giới ước tính khoảng 250.000 tấn/năm

Lượng gà sống nhập lậu qua biên giới ước tính khoảng 250.000 tấn/năm

(LĐ&PL) Đây là thông tin được đại diện Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) đưa ra tại “Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững”.
Xem thêm
Phiên bản di động