Thu hẹp khoảng cách trong hệ thống thị trường số nhờ công nghệ Blockchain
Phân luồng giao thông để sửa chữa Quốc lộ 2C Phẫu thuật kéo giãn xương cho người bệnh thiểu sản nặng xương sọ mặt |
Trong những năm gần đây, Công nghệ chuỗi khối - Blockchain đã trở thành công nghệ tiên phong và đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Blockchain có tiềm năng rất lớn và đang nhanh chóng được ứng dụng vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực, tạo ra mô hình sản xuất kinh doanh mới, đem lại sự phát triển đột phá.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện tại là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho Blockchain. |
Một số báo cáo cho thấy, thị trường Blockchain toàn cầu được định giá 4,67 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 7,18 tỷ USD năm 2022, và 163,83 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 56,3% trong giai đoạn này.
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện tại là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho Blockchain. Các dự án Blockchain được phát triển tại Việt Nam gây được tiếng vang trên thị trường thế giới, tạo ra nhiều nền tảng, giải pháp công nghệ Blockchain hữu ích, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Cụ thể, trong 200 doanh nghiệp top đầu thế giới về Blockchain, thì có hơn 10 là doanh nghiệp Việt Nam. Đây là tiền đề để các dự án Blockchain tại Việt Nam tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng kiến tạo những hành lang cho các công nghệ mới phát triển, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, hướng tới những sự tăng trưởng đột phá, nhất là về việc thúc đẩy CBDC.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung, CBDC phổ biến và có rất nhiều cách định nghĩa. Tuy nhiên có một khái niệm luôn gắn với cách nhìn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), là tiền số được giao dịch một cách hợp pháp, sử dụng cho mọi quốc gia. Trong đó, FED cho rằng, CBDC là một khoản nợ của ngân hàng trung ương. Tuy là một định nghĩa hoàn toàn khác biệt, nhưng nó phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành về chứng khoán.
Ông Phan Đức Trung bày tỏ quan điểm, xét CBDC theo góc nhìn của FED, thì đây là một trong những định nghĩa khách quan. Ở chỗ, khái niệm đã nói được những rủi ro nợ của các hệ thống ngân hàng thương mại và các phân cấp về quản lý giữa mối quan hệ ngân hàng trung ương. Dòng tiền theo mô hình truyền thống bắt buộc phải có hai cấp, nhưng CBDC sẽ tác động trực tiếp đến Cục dự trữ Liên Bang Mỹ. Đây là một khác biệt cơ bản, cho phép xử lý rắc rối từ tín dụng, phân phối về ngân hàng thương mại.
Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung chia sẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Việt Nam. |
Trong cách phân phối CBDC, người ta sẽ chia làm ba mô hình dựa trên các tiêu chuẩn: Nắm bắt khách hàng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Đây là ba tiêu chuẩn mà bắt buộc hệ thống ngân hàng phải thỏa mãn. Do vậy, CBDC chính là cung ứng tiền giao thoa giữa nền kinh tế số Token bởi ngân hàng trung ương phát hành.
Trong khi cơ sở dữ liệu truyền thống chỉ theo dõi hồ sơ cho các thực thể đơn lẻ, Blockchain lại kết nối một nhóm các thực thể và cho phép dữ liệu được đồng bộ hóa giữa nhiều bên liên quan độc lập. Chính vì thế mà công nghệ Blockchain đang mở ra những ứng dụng mới trong nền kinh tế toàn cầu.
“Trong tương lai, khi công nghệ Blockchain làm cơ sở hạ tầng kinh tế, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương hay còn được gọi là CBDC sẽ là bước tiến cần thiết trong các giao dịch thương mại tiền tệ hợp pháp giữa các quốc gia trên thế giới. Lúc này, CBDC sẽ được thiết kế như một nền tảng dịch vụ tài chính, nhằm thu hẹp nhiều khoảng cách trong hệ thống thị trường số ngày nay”, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain nhấn mạnh.