Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp
Thanh Oai: 4 năm không xử lý bãi tập lái xe xây trái phép trên đất nông nghiệp Trồng rau thủy canh đạt hiệu quả, thách thức mọi diện tích Cần thiết đưa quy hoạch nông nghiệp vào Luật Thủ đô sửa đổi |
Tuy nhiên, việc thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp nói chung còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. So với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng rất thấp và không ổn định.
Bên cạnh đó, chất lượng các dự án FDI trong nông nghiệp chưa cao, phần lớn là các dự án quy mô nhỏ. Cơ cấu vốn FDI cũng chưa phù hợp theo định hướng, khi tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh như: Chế biến nông sản, thực phẩm; các dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường… có số lượng rất ít.
Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ngành nông nghiệp thu hút FDI đạt hiệu quả thấp. Trong đó, đầu tư vào lĩnh này vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro; thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Sản phẩm nông nghiệp thường có tỷ suất lợi nhuận thấp, chậm thu hồi vốn; việc triển khai các thủ tục hành chính vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư…
Tại "Hội nghị hợp tác quốc tế ngành nông nghiệp" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Hợp tác quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng, hỗ trợ cho mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực. Thông qua đó, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện để tăng thu nhập, việc làm cho bà con nông dân, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
![]() |
Khu vực FDI ngành nông nghiệp đã góp phần tích cực trong xuất khẩu nông sản, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. (Ảnh minh họa: BT) |
Ngành nông nghiệp đã và đang tích cực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức nguồn vốn tài trợ nước ngoài (ODA); trao đổi kinh nghiệm xây dựng và chuyển giao công nghệ giúp ngành nông nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình tiếp cận nền khoa học tiên tiến, trình độ lãnh đạo và quản lý kinh tế hiện đại, nhất là trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Công tác thu hút vốn ODA được tích cực đẩy mạnh. Tính đến hết năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt nhiều dự án được đề xuất hoặc có chủ trương đầu tư với tổng vốn vay 840 triệu USD. Bộ cũng phối hợp với các doanh nghiệp chuẩn bị 14 đề xuất dự án mới với tổng vốn 3,2 tỷ USD.
Năm 2023, nhằm phát huy tốt nhất thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng đến xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, thực hiện những cam kết của Việt Nam ở COP26, COP27. Đặc biệt, ngành tập trung vào định hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và huy động nguồn lực bên ngoài phát huy uy tín, nâng cao vị thế nông nghiệp Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2030, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD; thu hút vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 25 tỷ USD; thu hút vốn vay đạt 5 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 1 tỷ USD.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu phấn đấu, nông nghiệp Việt Nam sẽ dẫn đầu ít nhất một sáng kiến toàn cầu hoặc khu vực. Mỗi năm chuyển giao một công nghệ mới hoặc một mô hình tổ chức sản xuất mới. Có ít nhất 500 lượt cán bộ, sinh viên, thực tập sinh được đào tạo ở nước ngoài hàng năm.
Bảo Thoa
Tin khác

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

EVNNPC: Tổng sản lượng tiêu thụ điện tháng 4 toàn miền Bắc đạt hơn 7 tỷ kWh

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do khâu vận hành hệ thống

Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng mạnh

Giá xăng giảm về 20.130 đồng/lít
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam phấn đấu tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40% đến năm 2030

Ngân hàng sắp đồng loạt giảm lãi suất cho vay

Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

EVNNPC: Tổng sản lượng tiêu thụ điện tháng 4 toàn miền Bắc đạt hơn 7 tỷ kWh

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do khâu vận hành hệ thống

Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng mạnh

Giá xăng giảm về 20.130 đồng/lít

Giá xăng ngày 11/5 có thể giảm hơn 1.000 đồng/lít

Hệ thống điện quốc gia đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết cực đoan

Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng

Quy định mới về giá bán điện

Phát huy tối đa tiềm năng của nền kinh tế số và sáng tạo

Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh
