Cần thiết đưa quy hoạch nông nghiệp vào Luật Thủ đô sửa đổi

Thời sự 07:41 | 06/12/2022
Sau 8 năm đi vào thực tiễn cuộc sống, Luật Thủ đô 2013 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Một trong những nội dung cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung là vấn đề quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm cả đất ven bãi sông.
Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp Hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp

Cần xác định khu vực phát triển nông nghiệp ổn định

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Chinh - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội là đô thị đặc biệt, có đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội mang tính đặc thù so với các đô thị lớn trong nước và thế giới. Là Thủ đô, nhưng diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội vẫn chiếm tới 70% tổng diện tích đất tự nhiên; tỷ lệ dân số nông thôn chiếm đến 1/2 tổng dân số; trong khi tổng số lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn TP.

“Đô thị hoá, công nghiệp hoá của Hà Nội đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Vì vậy để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân hiệu quả, bền vững, cần có quy hoạch nông nghiệp tổng thể chi tiết cho giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn 2050…” - thạc sĩ Nguyễn Văn Chinh khuyến nghị.

Thu hoạch lúa tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lâm Nguyễn.
Thu hoạch lúa tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho rằng, cần phân định rõ đâu là không gian phát triển đô thị, nơi nào phát triển khu công nghiệp, khu vực nào dành cho dịch vụ Thủ đô, từ đó xác định khu vực phát triển nông nghiệp ổn định, lâu dài.

“Những làng xã hiện tại và tương lai lâu dài vẫn phải là vùng nông thôn phát triển. Có định hướng như vậy mới tránh tình trạng làng làng chờ đợi, nhà nhà mong chờ, lo lắng xã ta sắp lên phường, cánh đồng làng ta sắp thành khu công nghiệp, đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ…” - thạc sĩ Nguyễn Văn Chinh bày tỏ quan điểm.

Sau nhiều năm kiến nghị, vẫn phải chờ… quy hoạch

Định hướng phát triển nông nghiệp Hà Nội được xác định theo hướng ứng dụng công nghệ cao; kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất - bảo quản - chế biến với thị trường tiêu thụ để đạt giá trị kinh tế cao và bền vững. Để phát triển một nền nông nghiệp như vậy, không thể sản xuất ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ, manh mún. Do đó, việc quy hoạch vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tập trung với quy mô phù hợp là đòi hỏi cấp thiết đặt ra.

Chăm sóc cây quất cảnh tại vùng bãi ven sông Hồng thuộc xã Tàm Xá (huyện Đông Anh). Ảnh: Lâm Nguyễn.
Chăm sóc cây quất cảnh tại vùng bãi ven sông Hồng thuộc xã Tàm Xá (huyện Đông Anh). Ảnh: Lâm Nguyễn.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nông nghiệp cần là một trong những nội dung được kết cấu trong Luật Thủ đô sửa đổi. Cùng với tăng cường phân cấp trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, các cấp bộ ngành cũng nên nghiên cứu, giao quyền cho Hà Nội được quyết định sử dụng đất ngoài đê sông Hồng để phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đất màu mỡ này.

Thông tin thêm về vấn đề quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, trong những năm qua, đơn vị đã tham mưu, xây dựng nhiều quy hoạch chuyên ngành. Các quy hoạch này đều cần thiết để làm định hướng thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo Luật Quy hoạch thì các nội dung quy hoạch chuyên ngành của Sở NN&PTNT Hà Nội đều là thành phần trong phương án quy hoạch và được nghiên cứu khi lập quy hoạch Thủ đô. Chính vì vậy hiện nay, các phương án quy hoạch của ngành NN&PTNT vẫn chưa được triển khai.

Theo ông Chu Phú Mỹ, những bất cập trên làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Do đó, việc đưa quy hoạch nông nghiệp vào Luật Thủ đô sửa đổi là cần thiết, nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp Hà Nội phát triển theo định hướng mà TP đã đề ra.

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Chinh, hiện tại ở vùng ngoài đê sông Hồng, Hà Nội vẫn còn quỹ đất hàng vạn héc-ta chưa sử dụng, hoặc được sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc liên quan đến Luật Đê điều hiện hành, khiến việc thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ phù hợp với thực tiễn, quỹ đất ngoài đê sông Hồng sẽ là tiềm năng rất lớn cho phát triển nông nghiệp Hà Nội.

Theo Trọng Tùng/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/can-thiet-dua-quy-hoach-nong-nghiep-vao-luat-thu-do-sua-doi.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/can-thiet-dua-quy-hoach-nong-nghiep-vao-luat-thu-do-sua-doi.html

Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng và triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2025/NĐ‑CP (ngày 30/6), có hiệu lực từ 1/7/2025, sửa đổi các hình thức kỷ luật công chức nhằm thống nhất với Luật Cán bộ, công chức 2025.
Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động