Siết chặt quản lý các sàn thương mại điện tử
Mỗi người dân sẽ chi tiêu khoảng 600 USD/năm để mua sắm online Hệ sinh thái thương mại điện tử: Bài toán mới cho doanh nghiệp Việt |
Theo đó, Cục TMĐT và Kinh tế số đề nghị các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã được xác nhận đăng ký website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT và đang hoạt động mà chưa có giấy phép kinh doanh cập nhật hồ sơ, bổ sung giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023. Việc cập nhật tiến hành trực tuyến thông qua qua cổng online.gov.vn.
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT mới, cần cung cấp các loại giấy tờ gồm bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Ngoài ra, các đơn vị này còn phải cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký DN đối với thương nhân, giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cũng theo Cục TMĐT và Kinh tế số, Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử như thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký hoạt động và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.
Theo đó, văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ngăn chặn những giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam. Mặt khác, thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam... Để cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, thương nhân, tổ chức nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Các DN bán lẻ Việt Nam đang đẩy mạnh bán hàng qua kênh TMĐT |
TMĐT được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các DN nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam sử dụng tên miền Việt Nam; website có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc có 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam/năm. Các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 DN trở lên thuộc nhóm 5 DN dẫn đầu thị trường dịch vụ TMĐT tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Công Thương công bố), phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.
Các nhà đầu tư nước ngoài chi phối DN hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT được xác định, khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của DN. Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó. Riêng với nhóm 5 DN dẫn đầu thị trường được xác định dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch.
Các sàn giao dịch TMĐT Việt Nam phải có trách nhiệm xác thực danh tính của những thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hóa trên sàn giao dịch TMĐT của mình.
Theo Minh Anh/kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/siet-chat-quan-ly-cac-san-thuong-mai-dien-tu.html