Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế
Tìm ra nguồn khách tiềm năng nhất cho du lịch Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia |
Theo số liệu từ Cục Thống kê công bố sáng 5/7, riêng tháng 6, Việt Nam đón khoảng 1,46 triệu lượt khách quốc tế, giảm hơn 4% so với tháng trước nhưng vẫn tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2024.
Đường hàng không tiếp tục là phương tiện chủ yếu, chiếm 85,2% với hơn 9,1 triệu lượt khách, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến bằng đường bộ đạt 1,4 triệu lượt (13,1%), tăng 10,9%; khách đi bằng đường biển đạt 181.400 lượt, tăng 10%.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đông Bắc Á tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất, chiếm tới 60% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Trung Quốc đại lục dẫn đầu với hơn 2,7 triệu lượt, theo sau là Hàn Quốc (hơn 2,2 triệu lượt), cùng các thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ và Ấn Độ.
Tính theo khu vực, châu Á chiếm ưu thế với hơn 8,4 triệu lượt, tăng 21,1%. Khách từ châu Âu đạt hơn 1,3 triệu lượt, tăng 26,5%. Châu Mỹ đóng góp gần 583 nghìn lượt, tăng 8,6%; châu Úc là 304 nghìn lượt (tăng 14,1%) và châu Phi là 25,2 nghìn lượt (giảm nhẹ 0,3%).
Tuy lượng khách hiện mới đạt gần 49% kế hoạch năm (22–23 triệu lượt), song theo nhận định của các doanh nghiệp lữ hành, mùa cao điểm cuối năm (tháng 10–12) mới là thời điểm bứt phá. Khi đó, nhu cầu tránh đông, nghỉ dưỡng tăng cao, đặc biệt từ các nước ôn đới.
Đáng chú ý, theo Hàn thử biểu Du lịch (World Tourism Barometer) tháng 5/2025 của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch Việt Nam quý I có mức tăng trưởng khách quốc tế cao thứ 6 thế giới và cao nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Việt Nam cũng xếp thứ hai thế giới về phục hồi lượng khách quốc tế (tăng 34% so với 2019) và thứ 4 về tổng thu từ du lịch (tăng 29% so với 2024).
Thành công này phản ánh nỗ lực của ngành du lịch Việt Nam trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp: từ xây dựng chính sách, cải thiện thị thực, tăng cường xúc tiến quảng bá, đến việc đa dạng hóa sản phẩm và kích cầu nội địa.
Theo Cục Thống kê, kết quả tích cực còn đến từ các chính sách thị thực thuận lợi, hoạt động xúc tiến du lịch mạnh mẽ, cùng chuỗi sự kiện chào mừng lễ lớn, tạo sức hút mạnh mẽ với du khách quốc tế.
Cục Thống kê nhận định, du lịch cùng với ngoại thương và vận tải đang phục hồi nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng 8,14% - mức tăng cao nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2025.
T.An
Tin khác

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân
