Quyền đình công và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp
Người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do Chấm dứt hợp đồng, còn được khám chữa bệnh BHYT nơi công ty đăng ký? Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào? |
Một bạn đọc hỏi: Trường hợp nào người lao động có quyền đình công? Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp?
![]() |
Công nhân Công ty TNHH MTV May mặc Việt Pacific (Hà Đông, Hà Nội) ngừng việc tập thể để kiến nghị tăng lương và các chế độ phúc lợi (ảnh chụp tháng 5/2022). Ảnh: Tuấn Minh. |
Nội dung bạn hỏi được quy định rõ trong Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, Luật đã bổ sung quy định các trường hợp tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục để đình công trong trường hợp sau đây:
- Hòa giải không thành, hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp; hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
- Ban trọng tài lao động không được thành lập, hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp
Điều 198 về đình công nêu rõ: Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Về chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công, theo Bộ luật Lao động 2012 là Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tại nơi có tổ chức Công đoàn, hoặc Công đoàn cấp trên tại nơi chưa có tổ chức Công đoàn.
Tuy nhiên, theo Bộ luật Lao động 2019 là do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể.
Thủ tục tiến hành đình công phải tuân theo trình tự sau:
Bước 1. Lấy ý kiến đình công
- Tổ chức lấy ý kiến: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tham gia thương lượng.
- Đối tượng lấy ý kiến: Toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
- Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
+ Đồng ý hay không đồng ý đình công.
+ Phương án của tổ chức đại diện người lao động về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của người lao động.
- Hình thức lấy ý kiến: Trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu, hoặc chữ ký, hoặc hình thức khác.
- Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày.
Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở, hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 2. Ra quyết định đình công và thông báo đình công
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả lấy ý kiến đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công.
- Phạm vi tiến hành đình công.
- Yêu cầu của người lao động.
- Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Thông báo thời điểm bắt đầu đình công: Ít nhất là 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
Bước 3. Tổ chức đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động
Có thể bạn quan tâm

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng
