Người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do
Chấm dứt hợp đồng, còn được khám chữa bệnh BHYT nơi công ty đăng ký? Doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào? Điều kiện để người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động |
Anh Nguyễn Trọng Đạt (phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động có quyền chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần lý do. Điều này có đúng không?
![]() |
Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần lý do, chỉ cần tuân thủ về thời hạn báo trước. Ảnh minh họa. |
- Nội dung anh hỏi được quy định rõ tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, đó là người lao động có quyền chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần lý do, chỉ cần tuân thủ về thời hạn báo trước.
Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 so với Bộ luật Lao động 2012.
Cụ thể: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ.
Việc bỏ quy định về điều kiện “phải có lý do” khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động nhằm đảm bảo quyền được tự do lựa chọn việc làm của người lao động, hướng tới việc làm tốt hơn và phòng chống cưỡng bức lao động. Quy định này cũng tạo động lực để người sử dụng lao động quan tâm cải thiện điều kiện lao động và có các chế độ đãi ngộ để “giữ chân” người lao động.
Bên cạnh đó, Điều 35 Buật lao động Lao động 2019 cũng quy định 7 trường hợp, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần báo trước, gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
- Không được trả đủ lương 1 hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Hợp đồng lao động.
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình
