Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Lợi, quyền lao động 18:29 | 03/05/2024
Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về an toàn lao động Chính sách mới về lao động có hiệu lực từ tháng 12/2023

Những tai nạn đau lòng

Mới đây, vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại xưởng sản xuất của Công ty gỗ Bình Minh (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vào sáng ngày 1/5 đã cướp đi tính mạng của 6 người tại hiện trường, đồng thời khiến 5 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lỗi kỹ thuật trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành.

Trước đó, vào ngày 22/4, một vụ TNLĐ khác cũng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 người chết, 3 người bị thương. Nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc này được xác định là do công nhân bất cẩn, sai sót trong quá trình ngắt, mở điện khiến động cơ chính máy nghiền số 3 hoạt động trong khi đang sửa chữa…

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh khiến 6 người chết 7 người bị thương. (Ảnh: TTXVN)

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trong năm 2023 cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, làm 7.553 người bị nạn. Con số này bao gồm cả khu vực có hợp đồng lao động và khu vực lao động làm việc không theo hợp đồng. Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2023 ở tất cả các khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai.

Đáng chú ý, nhiều người lao động hiện nay đang bị tàn phá sức khỏe do phải làm việc trong môi trường độc hại, nhưng không được bảo hộ. Lĩnh vực xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất là khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và hoá chất.

Cũng theo Cục An toàn lao động, nguyên nhân dẫn đến các vụ TNLĐ là do từ phía người sử dụng lao động chiếm 46,05% tổng số vụ và 44.37% tổng số người chết. Nguyên nhân người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 15,85% tổng số vụ và 16,3% tổng số người chết. Số vụ còn lại do các nguyên nhân khác như: Tai nạn giao thông, do người khác gây ra, khách quan khó tránh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chú ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan.

Giải pháp an toàn trong lao động

Có thể khẳng định, trong bất kỳ điều kiện lao động nào dù xấu hay tốt đến đâu vẫn luôn tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại (yếu tố nguy hại). Việc nhận diện các yếu tố này, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa phù hợp với điều kiện của cơ sở trong từng giai đoạn của là vấn đề rất quan trọng đã được pháp luật quy định.

Các giải pháp đảm bảo an toàn lao động có rất nhiều, từ các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về quản lý tổ chức lao động khoa học, đến các giải pháp tuyên truyền huấn luyện. Mỗi giải pháp có ý nghĩa riêng và đều hướng tới loại trừ hoặc giảm thiểu sự tác động của các yếu tố nguy hại tới người lao động.

Đối với giải pháp kỹ thuật, việc tìm cách loại trừ các yếu tố nguy hại ra khỏi điều kiện lao động là tối ưu nhất vì nó mang lại hiệu quả triệt để, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có khả năng tạo ra mối nguy hiểm cho con người, đem lại môi trường làm việc an toàn nhất, tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này không đơn giản, cần phải thực hiện đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, trong đó yếu tố kinh tế là quan trọng.

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động
An toàn lao động luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. (Ảnh minh hoạ: B.D)

Khi không có giải pháp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy hiểm có hại ra khỏi điều kiện lao động thì các giải pháp nhằm giảm thiểu, cách ly, cảnh báo cũng sẽ được xem xét. Việc giảm thiểu sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại tới người lao động được thực hiện khi thay thế dây chuyền công nghệ cũ bằng những dây chuyền công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với những loại máy, thiết bị, vật tư, điều kiện làm việc ít nguy hiểm hơn, tăng tính an toàn hơn trong sản xuất, hoặc sửa chữa, thay thế những linh kiện, thiết bị lỗi hỏng đối với máy thiết bị.

Giải pháp cách ly được xem xét khi mối nguy hại không được loại bỏ hoặc giảm thiểu ra khỏi khu vực làm việc. Giải pháp này sẽ cách ly người lao động nhằm tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây nên TNLĐ và bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình làm việc chúng ta không thể kiểm soát bao quát hết mọi vị trí làm việc thì các biển báo, tín hiệu có thể phát huy hiệu quả, nhắc nhở cảnh báo nguy hiểm cho người lao động…

Hiệu quả của việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

Có thể thấy, các giải pháp trên có ưu điểm là bảo vệ được cho một lượng lớn lực lượng lao động trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, không phải trong điều kiện nào chúng ta cũng có thể thực hiện được các giải pháp trên, đặc biệt là đối với các công việc có tính di động thì các giải pháp trên rất khó thực hiện do vị trí làm việc thay đổi liên tục hoặc do kinh phí không cho phép.

Lúc này, biện pháp sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp cuối cùng cho người lao động, khi mọi biện pháp kỹ thuật khác đều không thể áp dụng. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm...

Hiệu quả bảo vệ người lao động của phương tiện bảo vệ cá nhân tương đối thấp vì trong quá trình làm việc, người lao động luôn luôn phải đối mặt với các yếu tố nguy hiểm, có hại. Do vậy, biện pháp này được coi là biện pháp bổ sung, mang tính thụ động và luôn là sự lựa chọn cuối cùng sau khi tất cả các biện pháp trên đã được xem xét và tiến hành.

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động
Người lao động sẽ luôn đối mặt với rủi ro khi thiếu phương tiện bảo hộ cá nhân. (Ảnh minh hoạ: H.D)

Theo TS. Đỗ Thị Lan Chi - Phó trưởng Khoa An toàn lao động và Sức khoẻ nghề nghiệp (Trường Đại học Công đoàn): “Việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, thông thường không được người lao động chào đón bởi vì có rất nhiều lý do làm người lao động quan ngại như: Không thuận tiện, khó chịu, quá nóng, làm hạn chế trong công việc, chất liệu của phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt, thậm chí một số người lao động có vấn đề về sức khỏe, họ không thể sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như những người khác.

Hiện nay, ngoài các tiêu chuẩn chất lượng cấp ngành, Nhà nước đã ban hành hơn 70 tiêu chuẩn quốc gia về phương tiện bảo vệ cá nhân. Với số lượng như vậy, tiêu chuẩn Việt Nam về phương tiện bảo vệ cá nhân vẫn còn thiếu nhiều, gây không ít khó khăn trong việc quản lý sản xuất, lưu hành, lựa chọn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Hiện tại các cơ quan chức năng Nhà nước đang xây dựng, ban hành tiếp để hình thành một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ và đầy đủ.

Với các loại chưa có tiêu chuẩn chúng ta nên tham khảo áp dụng tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế hoặc tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Cần chú ý, hiện nay ngày càng nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân do nước ngoài sản xuất có mặt trên thị trường Việt Nam, nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng”.

Chính vì vậy, theo TS. Đỗ Thị Lan Chi, cần lựa chọn sử dụng loại biết rõ xuất xứ, có nhãn mác, chỉ tiêu chất lượng đi kèm. Cũng cần phân biệt: Trên bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm có ghi tên các tiêu chuẩn nhưng không phải Tiêu chuẩn nào cũng quy định các thông số định lượng mà nhiều tiêu chuẩn nội dung chỉ đề cập đến cách Phân loại, Định nghĩa, Phương pháp thử nghiệm đánh giá… mà thôi.

Để tránh việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như những vật “cản đường”, việc thiết kế phương tiện bảo vệ cá nhân vừa vặn, thoải mái, chất lượng tốt và không khiến người lao động cảm thấy bất tiện khi sử dụng là vấn đề cần hướng tới.

H.D

Link gốc:

Tin khác

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TBXH) vừa ban hành công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng cho người lao động dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Mục tiêu là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tranh chấp lao động và đình công.
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Sáng nay (30/10), tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

(LĐ&PL) Mỗi cá nhân có thể thường xuyên hoặc bất ngờ nhận được các khoản thu nhập song không phải ai cũng biết được khoản nào được miễn thuế.
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Bộ LĐ,TB&XH đề nghị bổ sung đối tượng là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thay vì từ 3 tháng trở lên.

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Số lao động thất nghiệp giảm, cùng với việc các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng, là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động thời điểm cuối năm có nhiều khởi sắc.
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp công khai phương án lương, thưởng Tết ít nhất 30 ngày trước kỳ nghỉ Tết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TBXH) vừa ban hành công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng cho người lao động dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Mục tiêu là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tranh chấp lao động và đình công.
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Sáng nay (30/10), tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

(LĐ&PL) Mỗi cá nhân có thể thường xuyên hoặc bất ngờ nhận được các khoản thu nhập song không phải ai cũng biết được khoản nào được miễn thuế.
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Bộ LĐ,TB&XH đề nghị bổ sung đối tượng là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thay vì từ 3 tháng trở lên.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trong tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ nhận các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Xúc động khi đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân (UBND) phường Liễu Giai) đã gửi lời cảm ơn chân thành và cho biết sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn chính là nguồn động lực để chị yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7/2024, khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, một loạt khoản tiền của người lao động cũng được tăng lên như: Tăng mức lương hằng tháng; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa...
Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện bằng nhiều hoạt động, chương trình thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động