Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề

Lợi, quyền lao động 08:55 | 19/02/2023
Mặc dù có không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, có bằng kỹ thuật nhưng khi ra trường và làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không "theo kịp" độ lành nghề so với sinh viên trường nghề. Thực tế này đang phản ánh sự bất cập trong công tác đào tạo
Triển khai các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm về chính sách pháp luật và quan hệ lao động Hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động được áp dụng trong trường hợp nào?

Học nhiều lý thuyết nhưng thiếu thực hành

Sau khi lấy được bằng kỹ thuật cơ khí điện tử của một trường đại học, anh Nguyễn Văn Tuấn (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) nhận ra không thể sử dụng bằng cấp của mình trong các nhà máy. Vì vậy, anh lựa chọn làm công nhân bốc vác trong một công ty sản xuất gỗ ép ở Đồng Nai với mức lương 9 triệu đồng/tháng.

“Chuyên ngành của tôi là kỹ thuật cơ khí điện tử, sau này ra trường sẽ dùng được các thiết bị điện công nghiệp 3 pha. Tuy nhiên, những gì mà tôi được học lại không được sử dụng trong các nhà máy. Thậm chí, tôi còn không được thường xuyên thực hành trên các hệ thống cơ khí điện tử thực sự mà chỉ làm qua máy tính”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn cho biết, hầu hết sinh viên trong khóa học đại học của anh đều không thành thạo phần thực hành, nguyên nhân chủ yếu do thiếu cơ hội tự vận hành máy móc. Điều này khiến họ thiếu các kỹ năng cơ bản để sử dụng thiết bị máy móc trong năm cuối thực tập tại các nhà máy.

“Ví dụ, tôi có thể đạt điểm điểm A trong môn Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, nhưng khi vào nhà máy, tôi thậm chí còn không biết cách vận hành bảng điều khiển”, anh Tuấn nói và cho biết thêm các giáo viên hầu hết là những người có bằng đại học chứ không phải là công nhân lành nghề, dẫn đến việc sinh viên không học được các kỹ năng cần thiết trong các khoá học thực hành.

Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề
Anh Phan Xuân Lộc đang là thợ cơ khí lành nghề sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khí chế tạo máy tại một trường Cao đẳng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trường hợp anh Nguyễn Văn Tuấn có lẽ không quá hiếm hoi trong bức tranh đào tạo và sử dụng lao động hiện nay trên cả nước, khi mà nhiều cơ sở đào tạo vẫn quá nặng lý thuyết hơn thực hành. Trái với câu chuyện trên đây, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế cách đây 5 năm với tấm bằng chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy, anh Phan Xuân Lộc (28 tuổi, quê Quảng Bình) đã trở thành một thợ cơ khí lành nghề, thậm chí anh cũng có riêng cho mình một xưởng hàn nhỏ.

Theo anh Lộc, các khoá học mà anh học tại trường phù hợp hơn với nhu cầu của nhà máy, phần lớn là do hầu hết các giáo viên đều là những người có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị trong nhà máy, đồng thời, thời gian thực hành tại nhà máy cũng nhiều hơn.

“Chúng tôi không mất quá nhiều thời gian vào việc học các phần lý thuyết, mà chủ yếu được dạy cách vận hành máy móc tại nhà máy và tự tay thực hiện các bước trong công việc sản xuất. Chính vì vậy, trong những năm cuối tại trường, tôi đã được một số doanh nghiệp mời về làm việc mới mức lương khá tốt”, anh Lộc chia sẻ.

Theo anh Lộc, thời gian đầu học tại trường cao đẳng, anh cảm nhận được sự phân biệt đối xử giữa sinh viên cao đẳng và sinh viên đại học. Vì nhiều người cho rằng, trình độ đại học ra trường sẽ dễ xin việc hơn là cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy khi các doanh nghiệp hiện nay đang cần người có kỹ năng chuyên môn hơn là người có trình độ học vấn cao.

Tăng cường tay nghề cho lao động

Hiện nay có một thực tế, nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật năm 2020 chiếm đến 75,9%. Do vậy, việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để có lực lượng lao động chất lượng cao cạnh trong trong tương lai là rất quan trọng.

Là doanh nghiệp sản xuất và phân phối mỹ phẩm, Công ty TNHH Noah Legend (phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) thường xuyên tuyển dụng lao động sản xuất, kinh doanh, marketing… với chính sách lương cao, đãi ngộ tốt nhưng vẫn khó tuyển đủ nhân sự theo yêu cầu.

Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề
Tại khu công nghiệp VSIP 1 ở Bình Dương, nhiều doanh nghiệp yêu cầu công nhân tối thiểu phải có bằng THPT.

Theo ông Nguyễn Anh Vinh, phụ trách nhân sự công ty, điều kiện để được ứng tuyển vào công ty phải đảm bảo về trình độ cao đẳng trở lên, kỹ năng làm việc tốt, kinh nghiệm làm việc… nhưng rất ít hồ sơ đạt yêu cầu tuyển dụng. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ còn cách tuyển người chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để đào tạo từ đầu.

"Tuỳ vị trí làm việc mà thời gian đào tạo sẽ kéo dài khác nhau, khoảng 3 - 6 tháng. Đối với các vị trí như marketing, kinh doanh thì thời gian đào tạo có thể ít nhất 1 năm, cùng với việc cho đi học thêm các chứng chỉ khác mới đáp ứng được nhu cầu của công việc”, ông Vinh cho biết.

Dưới góc độ đào tạo chuyên môn nghề, ông Bùi Quang Quý, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương cho rằng, trung cấp nghề là môi trường đào tạo đúng nghề nghiệp với tính chất định hướng và dạy nghề. Các học thuật không được thực hiện giảng dạy trong chương trình học. Điều nay đồng nghĩa với việc học nghề đảm bảo đúng với tính chất truyền dạy kinh nghiệm thực tế.

“Điều đó giúp cho người học được tiếp xúc, va chạm nhiều hơn với công việc sau này. Các kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cũng được tích lũy nhiều hơn, nhơ đó được các nhà tuyển dụng ưu tiên hơn. Kinh nghiệm thực tế là đòi hỏi của rất nhiều nhà tuyển dụng trong thời gian gần đây. Đơn cử tại Trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương đang hợp tác và kết nối với hơn 200 công ty và xí nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ được nhà trường giới thiệu đến các công ty, xí nghiệp đúng với chuyên ngành mình học", ông Bùi Quang Quý chia sẻ thêm.

Trong khi đó, dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM cho rằng: Nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm trung bình 30,93% trong khi nguồn cung nhân lực chỉ đạt khoảng 7%. Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao đẳng trung bình 18,36% trong khi nguồn cung chỉ đáp ứng được 10%. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong ncung cầu nhân lực trung cấp - cao đẳng ở Việt Nam.

Theo ông Tuấn, hệ thống giáo dục nghề nghiệp, bậc sơ cấp nghề trung cấp, cao đẳng là giải pháp giúp giải quyết khó khăn trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, cân đối cung cầu thị trường lao động, giảm tải được tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…

Vì việc đào tạo trung cấp, cao đẳng chú trọng tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính vì thế trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề, dễ dàng hòa nhập với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Theo Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2045 cả nước phấn đấu có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 6 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Đối với trường cao đẳng chất lượng cao, đến năm 2025 cả nước phấn đấu có 70 trường, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, có 3 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

Về quy mô tuyển sinh, đào tạo, đến năm 2025 đạt từ 2,5 triệu - 2,7 triệu lượt người/năm, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 25%. Theo ngành nghề, đến năm 2025 khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1,03 triệu lượt người, chiếm 38%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 670.000 lượt người, chiếm 25%; dịch vụ đạt 1 triệu lượt người, chiếm 37%.

Về với phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030, riêng Vùng Tây Nguyên phấn đấu chiếm khoảng 6% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước; Vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 17%, Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 11%.

Ngoài ra đến năm 2025, cả nước phấn đấu có khoảng 85% ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại, thông minh, xanh phù hợp với công nghệ, kỹ thuật của thực tiễn sản xuất.

X.T

Minh Tuấn

Link gốc: https://laodongthudo.vn/nghich-ly-dao-tao-lao-dong-co-tay-nghe-152520.html

Tin khác

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Số lao động thất nghiệp giảm, cùng với việc các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng, là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động thời điểm cuối năm có nhiều khởi sắc.
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp công khai phương án lương, thưởng Tết ít nhất 30 ngày trước kỳ nghỉ Tết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TBXH) vừa ban hành công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng cho người lao động dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Mục tiêu là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tranh chấp lao động và đình công.
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Sáng nay (30/10), tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

(LĐ&PL) Theo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc dịp trước Tết Nguyên đán 2025 là do người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết của doanh nghiệp, không đồng tình việc thay đổi cách tính lương, thưởng…
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Số lao động thất nghiệp giảm, cùng với việc các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng, là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động thời điểm cuối năm có nhiều khởi sắc.
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp công khai phương án lương, thưởng Tết ít nhất 30 ngày trước kỳ nghỉ Tết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TBXH) vừa ban hành công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng cho người lao động dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Mục tiêu là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tranh chấp lao động và đình công.
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Sáng nay (30/10), tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

(LĐ&PL) Mỗi cá nhân có thể thường xuyên hoặc bất ngờ nhận được các khoản thu nhập song không phải ai cũng biết được khoản nào được miễn thuế.
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Bộ LĐ,TB&XH đề nghị bổ sung đối tượng là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thay vì từ 3 tháng trở lên.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trong tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ nhận các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Xúc động khi đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân (UBND) phường Liễu Giai) đã gửi lời cảm ơn chân thành và cho biết sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn chính là nguồn động lực để chị yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Xem thêm
Phiên bản di động