Ngăn chặn những rủi ro trong dòng chảy tài chính

Kinh tế 20:58 | 03/06/2022
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp để kiểm soát sau 2 năm khủng hoảng do dịch Covid-19, nhưng thị trường tài chính vẫn đang bộc lộ những rủi ro mới. Tại Hội thảo công bố báo cáo thị trường tài chính Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, các chuyên gia kinh tế đã góp ý nhiều giải pháp để ngăn chặn rủi ro trong dòng chảy tài chính.

Ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, thị trường tài chính có tính liên thông rất cao, gồm các trụ cột chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất kỳ trụ cột nào trục trặc đều xuất hiện nguy cơ rủi ro hệ thống.

“Chính vì vậy, Việt Nam nên làm rõ mối liên quan này. Đặc biệt là tác động của lĩnh vực bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tới hệ thống ngân hàng. Đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam, tôi cho rằng trọng tâm tiếp theo là Basel III. Cần có nhiều cuộc thảo luận về chủ đề này trong thời gian tới; đồng thời, sớm đưa ra lộ trình áp dụng Basel III cho hệ thống ngân hàng”, ông Francois Painchaud lưu ý.

Ông Francois Painchaud cũng cho rằng, ngoài những vấn đề trên, điểm mấu chốt mà Việt Nam cần cải thiện là chất lượng thông tin trên thị trường tài chính. Bởi vì thông tin là rất quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định, từ đó hạn chế và kiểm soát rủi ro. Việt Nam đang rất thiếu những báo cáo ngành có chất lượng. Thông tin cũng là điểm yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Việt Nam. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thông tin minh bạch, trung thực, kịp thời. Từ đó, vận hành theo hướng tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

Ngăn chặn những rủi ro trong dòng chảy tài chính
(Ảnh minh họa)

“Muốn có một thị trường tài chính ổn định, bền vững thì Việt Nam cần nâng cao tiêu chuẩn về kế toán, quản trị cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam phải sớm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Sau cùng, bên cạnh việc xây dựng pháp luật, Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa việc giám sát trên thị trường tài chính. Quy định một đằng nhưng thực thi pháp luật đó như thế nào, tốt hay không tốt lại là chuyện khác", Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam nêu ý kiến.

Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam Nguyễn Minh Cường cho rằng, cơ cấu thị trường tài chính cũng thể hiện cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Trên thị trường tài chính hiện nay tồn tại một số sự mất cân đối cần phải tháo gỡ.

“Chẳng hạn như tỷ trọng của vốn tín dụng ngân hàng hiện lớn hơn rất nhiều so với các kênh huy động vốn khác. Hoặc hiện tượng thị trường chứng khoán phát triển nóng như vừa qua cũng là biểu hiện của việc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa hài hòa. Trong giai đoạn đầu khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Việt Nam hơi thiên về nới lỏng chính sách tiền tệ”, ông Nguyễn Minh Cường dẫn chứng.

Đối với thị trường tài chính, mối quan hệ cân bằng, lành mạnh giữa nợ công và nợ tư nhân là rất quan trọng. Ở nhiều nước, nợ công tăng mạnh và ở mức rất cao trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xấu, bởi vì họ điều tiết để khi tỷ lệ nợ công cao như vậy, nợ tư nhân lại thấp đi.

Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về nợ tư nhân. Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu ngân hàng cũng phản ánh tương quan nợ công và nợ tư nhân. Ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, để hạn chế rủi ro nợ xấu ngân hàng thì chính sách tài khóa cũng quan trọng. Có thể cân nhắc tăng trần nợ công lên một chút để giảm tải cho hệ thống ngân hàng. Ông cũng nhấn mạnh phát triển thị trường vốn là xu thế không thể đảo ngược với Việt Nam.

Chia sẻ quan điểm về thị trường chứng khoán, một vấn đề rất nóng trong thời gian vừa qua, GS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học (Đại học Kinh tế quốc dân) nói: “Hiện nay còn thiếu những thông điệp cảnh báo sớm, mạnh mẽ trên thị trường tài chính. Giá như có cảnh báo mạnh mẽ một cách chính thức, rằng thị trường chứng khoán đã đi quá xa so với nền kinh tế thực thì đã không có nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra như thời gian qua. Khi nền kinh tế thực chỉ tăng trưởng 2,5 - 2,7% trong giai đoạn dịch bệnh mà thị trường chứng khoán tăng trưởng đến 34% là bất thường. Chúng ta có cảnh báo nhưng thông điệp quá yếu ớt. Chỉ đến khi những vụ bắt bớ xảy ra, lúc đó các nhà kinh tế mới vào phân tích rằng thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản quá nóng”.

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, hệ thống ngân hàng đã cho thấy sự ổn định và an toàn hơn rất nhiều so với thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2010. Các bộ đệm dự phòng hay tỷ lệ an toàn vốn đã cải thiện rất nhiều, tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ mức 78% cuối năm 2016 được đẩy lên đến mức 152% năm 2021. Ngay cả khi các doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, các ngân hàng vẫn đủ sức mạnh dù phải hoãn, giãn nợ, cũng như hỗ trợ các chương trình phục hồi kinh tế.

Đồng thời, trải qua nhiều thăng trầm với những bài học lớn trong quá khứ, nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã khôn khéo, linh hoạt và nâng tầm điều hành so với mặt bằng trong khu vực. Đơn cử, nhờ việc điều hành cung tiền, quản trị hệ thống linh hoạt, Ngân hàng Nhà nước đã giúp thanh khoản hệ thống dồi dào, đáp ứng đủ các nhu cầu về vốn chính đáng, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục. Thời gian tới, các nhà hoạch định cần phải duy trì sự linh hoạt này. Còn về thị trường cổ phiếu, điều quan trọng nhất để đảm bảo phát triển bền vững là tính minh bạch, đáp ứng các thông lệ và chuẩn mực.

Theo Diệp Anh/laodongthudo.vn

https://laodongthudo.vn/ngan-chan-nhung-rui-ro-trong-dong-chay-tai-chinh-141099.html

Link gốc: https://laodongthudo.vn/ngan-chan-nhung-rui-ro-trong-dong-chay-tai-chinh-141099.html

Tin khác

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đã ghi nhận kết quả ấn tượng, trở thành điểm sáng nổi bật trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2020. Kết quả này phản ánh rõ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và động lực sản xuất đang gia tăng trên toàn quốc.
Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 76,3% dự toán, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương tăng 56,2%.
Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7/2025, chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố, ngành Hải quan đã lập tức bắt nhịp với cơ cấu tổ chức mới bằng việc chuyển đổi thành công hệ thống công nghệ thông tin và giải quyết khối lượng lớn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Chỉ trong một ngày, hơn 2,2 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được thông quan, mở ra khởi đầu suôn sẻ cho một giai đoạn vận hành hiện đại và hiệu quả hơn.
Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ ngày 1/1/2026, một bước ngoặt lớn trong chính sách thuế đối với hộ kinh doanh sẽ chính thức được triển khai: xóa bỏ phương pháp thuế khoán - vốn tồn tại hàng chục năm qua. Thay vào đó, ngành Thuế sẽ áp dụng cách quản lý thuế linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vừa đảm bảo công bằng, minh bạch vừa hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển ổn định và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục khởi sắc nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch và lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ, với gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 26% so với năm 2019 – thời kỳ được xem là đỉnh cao trước đại dịch.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đã ghi nhận kết quả ấn tượng, trở thành điểm sáng nổi bật trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2020. Kết quả này phản ánh rõ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và động lực sản xuất đang gia tăng trên toàn quốc.
Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 76,3% dự toán, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương tăng 56,2%.
Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7/2025, chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố, ngành Hải quan đã lập tức bắt nhịp với cơ cấu tổ chức mới bằng việc chuyển đổi thành công hệ thống công nghệ thông tin và giải quyết khối lượng lớn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Chỉ trong một ngày, hơn 2,2 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được thông quan, mở ra khởi đầu suôn sẻ cho một giai đoạn vận hành hiện đại và hiệu quả hơn.
Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ ngày 1/1/2026, một bước ngoặt lớn trong chính sách thuế đối với hộ kinh doanh sẽ chính thức được triển khai: xóa bỏ phương pháp thuế khoán - vốn tồn tại hàng chục năm qua. Thay vào đó, ngành Thuế sẽ áp dụng cách quản lý thuế linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vừa đảm bảo công bằng, minh bạch vừa hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển ổn định và bền vững.
Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm đặt ra là 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024. Trong đó, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,1 tỷ USD, còn 6 tháng cuối năm cần đạt 5,4 tỷ USD để hoàn thành kế hoạch.
Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng trong kỳ điều hành ngày mai (3/7) được dự báo có thể giảm sâu, nếu đúng như vậy thì đây là lần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.
Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách thuế quan trọng bắt đầu được áp dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và hoạt động thương mại điện tử. Các quy định mới nhằm siết chặt quản lý, tăng tính minh bạch và thích ứng với xu hướng số hóa nền kinh tế.
Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Trong thực tế, không ít cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, làm nghề tự do, bán hàng online hoặc hoạt động theo thời vụ vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề nghĩa vụ thuế. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất là: Nếu không đăng ký hộ kinh doanh thì có phải nộp thuế hay không? Nhiều người cho rằng chỉ khi đăng ký kinh doanh mới bị ràng buộc nghĩa vụ thuế, còn nếu không đăng ký thì sẽ “miễn nhiễm” với thuế vụ. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa chính xác và có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý không đáng có.
Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Sáng 27/6, với 442/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn giả, vốn là nguyên liệu dành cho chăn nuôi, bị chế biến và đưa vào thị trường tiêu dùng đã gây rúng động dư luận. Trước thông tin từ Công an tỉnh Hưng Yên về đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả quy mô lớn, Bộ Công Thương đã chính thức có phản hồi.
Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Theo Quyết định số 484/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2024, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 30/7/2025. Đây là một trong ba cuộc tổng điều tra thống kê quy mô lớn nhất cả nước, được tổ chức 10 năm/lần, nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tình hình phát triển nông thôn.
Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tuần từ ngày 16/6 đến 20/6 ghi nhận sự sôi động trở lại với cả hoạt động phát hành và mua lại trước hạn cùng tăng mạnh. Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường thứ cấp lại có dấu hiệu chững lại.
Xem thêm
Phiên bản di động