Tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh mùa mưa bão
Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ Thường xuyên triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong trường học |
Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong tháng 5/2025, dù chưa bước vào cao điểm mùa mưa nhưng nhiều địa phương đã ghi nhận các cơn mưa lớn, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất - những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Một số tỉnh, thành đã xuất hiện các ổ bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19.
Cùng với đó, mùa cao điểm du lịch hè 2025 đang tới gần, lượng người đi lại, tụ tập đông đúc cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng nếu không kiểm soát tốt.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương triển khai chiến dịch cao điểm trong tháng 6 và 7 với những nhiệm vụ cụ thể:
Phòng, chống sốt xuất huyết: Huy động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy, lật úp các dụng cụ chứa nước, đậy nắp bể, ngủ màn.
Phòng, chống tay chân miệng: Hướng dẫn các trường mầm non, tiểu học và phụ huynh vệ sinh tay cho trẻ nhỏ thường xuyên.
Phòng, chống Covid-19: Tuyên truyền đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hạn chế tụ tập không cần thiết.
Đặc biệt, sau các đợt mưa lớn, ngập úng, các địa phương cần tổ chức tổng vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, nguồn nước để phòng tránh các bệnh đau mắt đỏ, tiêu chảy, lỵ, thương hàn...
Triển khai đồng bộ từ cấp xã tới các sở, ngành
Để chiến dịch đạt hiệu quả cao, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương triển khai công tác phòng dịch tới tận tổ dân phố, hộ gia đình, huy động sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội.
Các Sở Y tế cần chủ động: Đánh giá nguy cơ tại các vùng chịu ảnh hưởng của mưa lũ. Chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ phòng dịch. Phối hợp giữa y tế dự phòng và điều trị để giám sát, thu dung, điều trị, phân tuyến, giảm tải bệnh viện, tránh tử vong.
Đồng thời, cần củng cố các đội cơ động phòng chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới, giám sát và xử lý các ổ dịch kịp thời.
Các Sở, ban, ngành liên quan như:
Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường kiểm soát dịch tại các trường mầm non, tiểu học, phát hiện và xử lý sớm ca bệnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan truyền thông: Đẩy mạnh truyền thông, phát thông điệp phòng dịch phù hợp, đa ngôn ngữ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sở Tài chính: Đảm bảo cấp và bổ sung kinh phí kịp thời cho các hoạt động phòng dịch.
Bộ Y tế cũng lưu ý việc đẩy mạnh truyền thông nguy cơ theo Kế hoạch 525/KH-BYT ban hành ngày 22/4/2025. Truyền thông phải đa dạng hóa nội dung, hình thức, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, sử dụng nhiều thứ tiếng để đảm bảo tiếp cận thông tin đầy đủ.
Ngoài ra, các tỉnh thành cần tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh, đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả và nhất quán.
Trong bối cảnh thời tiết bất thường và nguy cơ dịch bệnh tăng cao, sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, ngành y tế và cộng đồng là yếu tố quyết định giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong mùa mưa bão năm 2025.
Bộ Y tế kêu gọi người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng thông qua các hành động thiết thực mỗi ngày: giữ vệ sinh cá nhân, môi trường, phối hợp khai báo y tế và chủ động phòng bệnh tại nơi sinh sống.
Tin khác

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh: Ghép thành công hai quả thận từ người cho chết não

5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm, xử lý gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Y tế

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh: Ghép thành công hai quả thận từ người cho chết não

5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm, xử lý gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Y tế

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh
