Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Kinh tế 09:36 | 24/03/2023
Cách mạng 4.0, mạng xã hội trở thành một trong những “không gian” gặp gỡ cung - cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng mỹ phẩm để làm đẹp cho chị em. Tuy nhiên, thời gian qua lợi dụng mạng xã hội, nhiều mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc vẫn được quảng cáo, chào bán. Bắt, xử lý cũng nhiều, song vấn đề đặt ra có biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả.
Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Liên tiếp phát hiện hóa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện nhiều kho hàng hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng lớn không rõ nguồn gốc. Điển hình, ngày 23/2, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với lực lượng chức năng, kiểm tra và phát hiện tại một căn hộ chung cư thuộc quận Hoàng Mai gần 2 tấn thành phẩm, nguyên liệu thuốc và thực phẩm chức năng không rõ xuất xứ cùng gần 1 tấn bao bì tem nhãn. Toàn bộ số thuốc này đựng trong các túi lớn.

Được biết, các đối tượng sử dụng căn hộ chung cư cao cấp, an ninh được kiểm soát chặt chẽ làm điểm tập kết hàng hóa. Cách thức giao dịch rất tinh vi, thường xuyên thay đổi điểm chứa hàng hóa để tránh sự chú ý của người dân và cơ quan chức năng.

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?
Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra nguồn gốc hàng hóa.

Trước đó, Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả mạo các thương hiệu. Ngoài ra, lực lượng chức năng kiểm tra 2 địa điểm kinh doanh trên địa bàn phường 12 và phường 9 quận Gò Vấp, thu giữ hơn 6.000 sản phẩm dầu gió, kem tẩy tế bào chết, dầu xả bưởi, kem dưỡng thể, kem dưỡng da... và hơn 30.000 tuýp, chai là sản phẩm khử mùi, lột mụn, nước hoa, xịt chống nắng… không rõ xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa gần 3 tỷ đồng.

Gần đây nhất, ngày 10/3, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tổ chức tiêu hủy lượng hàng hóa trị giá gần 8,5 tỷ đồng hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Số lượng hàng hóa tiêu hủy lần này gồm 2.745 kg thực phẩm chức năng, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm… và một số mặt hàng khác.

Theo đại diện cục Quản lý thị trường, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có xu hướng diễn biến phức tạp. Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn để đối phó, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Đặc biệt, hiện nay các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu hàng lậu, hàng giả, không đảm bảo chất lượng. Hàng hóa được các đơn vị dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh nên gây khó khăn trong công tác kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.

Chia sẻ với các cơ quan báo chí truyền thông, Tổng Cục trưởng Cục quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, hóa - mỹ phẩm là những mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm nhiều, nhất là đối với chị em phụ nữ. Đáng chú ý, đây là những mặt hàng có nguy cơ bị làm giả rất nhiều tại thị trường Việt Nam. Vài năm trở lại đây, nhất là từ khi thương mại điện tử phát triển, mạng xã hội trở thành kênh bán hàng online phổ biến, thì việc quảng cáo, bán những mặt hàng này rất sôi động.

Đáng quan ngại, trong một năm trở lại đây, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử phạt, thu giữ và chuyển sang cơ quan Công an hàng trăm vụ việc liên quan đến hóa mỹ phẩm vi phạm, với số lượng lớn để tiếp tục điều tra, xử lý hình sự…

Siết chặt quản lý ra sao

Mặc dù đã quyết liệt vào cuộc, kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ việc liên quan tới sản xuất, kinh doanh, làm giả hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, tuy nhiên, theo chuyên gia việc kiểm soát vi phạm này đang gặp nhiều khó khăn do thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi.

Luật sư Đào Văn Tài - Đoàn luật sư Hà Nội cho hay, hiện nay hầu hết các sàn thương mại điện tử đều có quy định riêng về các loại hàng hóa được phép rao bán, trưng bày trên nền tảng giao dịch của mình. Tuy nhiên dù có các quy định cụ thể, chi tiết nhưng nếu để tình trạng hàng kém chất lượng, không có nhãn mác, nhãn phụ được bán đến tay người tiêu dùng thì các sàn này vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Để hàng hóa nói chung, sản phẩm bán trên không gian mạng, trong đó có mỹ phẩm nói riêng đảm bảo chất lượng, truy nguồn gốc rõ ràng chỉ cần ngành Thuế phải quản lý được tất cả hộ kinh doanh trên không gian mạng (đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế), tiếp đó các cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường siết chặt đầu vào thì chắc chắn không có hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc bày bán.

Dưới góc độ quản lý, theo Tổng cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường xác định hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm liên quan đến sức khoẻ của người dân, do vậy đây là mặt hàng trọng điểm trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhất là trên môi trường Internet.

Đặc biệt, trong năm 2023, ngay từ đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường cũng có những chuyên đề phát hiện, tấn công vào các cơ sở kinh doanh vi phạm liên quan đến việc các mặt hàng hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm. Đồng thời, lực lượng Quản lý thị trường cũng đã chuyển cơ quan công an tiếp tục điều tra, khởi tố rất nhiều vụ việc liên quan đến hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm giả với số lượng lớn.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trên thị trường, nhằm giúp người tiêu dùng trang bị thêm khả năng nhận biết về sản phẩm để hạn chế một cách thấp nhất những rủi ro trong quá trình mua sắm, mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa phòng trưng bày “Nhận diện hoá - mỹ phẩm vi phạm trên thị trường” tại 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Tại Phòng trưng bày lần này, các sản phẩm hàng thật - hàng vi phạm tiếp tục được đặt cạnh nhau nhưng không có biển chỉ dẫn nhằm mục đích giúp người tiêu dùng cũng như khách tham quan có thể nhận diện, phân biệt hàng thật, hàng vi phạm bằng cảm quan sau đó đối chiếu các dấu hiệu đã được các cơ quan chức năng đưa ra, từ đó tăng tính nhận diện, kiến thức để phân biệt, tránh mua phải những sản phẩm bị làm giả…

L.Thắm

Link gốc: https://laodongthudo.vn/my-pham-troi-noi-tren-mang-ngan-chan-the-nao-de-hieu-qua-153768.html

Tin khác

Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

(LĐ&PL) Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo việc làm cho nông dân. Ngoài ra, khu vực FDI ngành nông nghiệp đã góp phần tích cực trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, cũng như thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

(LĐ&PL) Mặc dù đối mặt với một số khó khăn do tác động của kinh tế thế giới, song chia sẻ tại hội thảo “Cộng hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng” các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam đều cho biết, doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong dài hạn.
EVNNPC: Tổng sản lượng tiêu thụ điện tháng 4 toàn miền Bắc đạt hơn 7 tỷ kWh

EVNNPC: Tổng sản lượng tiêu thụ điện tháng 4 toàn miền Bắc đạt hơn 7 tỷ kWh

(LĐ&PL) Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 4/2023 và nhiệm vụ công tác tháng 5/2023.
Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do khâu vận hành hệ thống

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do khâu vận hành hệ thống

(LĐ&PL) Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh đang là nhu cầu, xu hướng tất yếu của doanh nghiệp hiện nay, trong đó bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, có một thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thất bại do khâu vận hành hệ thống.
Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng mạnh

Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng mạnh

(LĐ&PL) Thông tin tại buổi họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt được kết quả tích cực.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam phấn đấu tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40% đến năm 2030

Việt Nam phấn đấu tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40% đến năm 2030

(LĐ&PL) Đến năm 2030, Việt Nam giảm mục tiêu xuất khẩu gạo còn khoảng 4 triệu tấn và phấn đấu tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%.
Ngân hàng sắp đồng loạt giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng sắp đồng loạt giảm lãi suất cho vay

26 ngân hàng (NH) thươn mại đã đồng thuận từ ngày 29-5 giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu.
Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

(LĐ&PL) Khu vực FDI ngành nông nghiệp đã góp phần tích cực trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng như thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

(LĐ&PL) Tại hội thảo “Cộng hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng” các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam đều cho biết, doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong dài hạn.
EVNNPC: Tổng sản lượng tiêu thụ điện tháng 4 toàn miền Bắc đạt hơn 7 tỷ kWh

EVNNPC: Tổng sản lượng tiêu thụ điện tháng 4 toàn miền Bắc đạt hơn 7 tỷ kWh

(LĐ&PL) Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 4/2023 và nhiệm vụ công tác tháng 5/2023.
Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do khâu vận hành hệ thống

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do khâu vận hành hệ thống

(LĐ&PL) Có một thực tế rằng, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số đã thất bại do khâu vận hành hệ thống.
Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng mạnh

Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng mạnh

(LĐ&PL) Nhiều tổ chức tín dụng chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số.
Giá xăng giảm về 20.130 đồng/lít

Giá xăng giảm về 20.130 đồng/lít

(LĐ&PL) Theo điều chỉnh của liên Bộ, từ 15h ngày 11/5/2023, các mặt hàng xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh.
Giá xăng ngày 11/5 có thể giảm hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 11/5 có thể giảm hơn 1.000 đồng/lít

(LĐ&PL) Theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng, dầu ngày 11/5 có khả năng sẽ được điều chỉnh giảm mạnh ở mức hơn 1.000 đồng/lít.
Hệ thống điện quốc gia đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết cực đoan

Hệ thống điện quốc gia đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết cực đoan

(LĐ&PL) Theo dự báo, năm 2023 thời tiết trở nên cực đoan như nắng nóng gay gắt kéo dài, lượng mưa giảm thấp nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện.
Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng

Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng

Nếu được thông qua thì với cùng một ví tiền của bất kỳ người dân nào sẽ có thể mua được nhiều hàng hoá hơn, qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng.
Quy định mới về giá bán điện

Quy định mới về giá bán điện

(LĐ&PL) Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An vừa ký ban hành Quyết định số 1062/QĐ-BCT quy định về giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh.
Phát huy tối đa tiềm năng của nền kinh tế số và sáng tạo

Phát huy tối đa tiềm năng của nền kinh tế số và sáng tạo

(LĐ&PL) Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) đã đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam khi chuyển đổi sang nền kinh tế số và chuyển đổi số sâu rộng.
Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh

Thị trường trái phiếu đang dần hồi sinh

Sau thời gian dài “đóng băng”, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận nhiều đợt phát hành thành công.
Giá thực phẩm hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm so với tháng trước

Giá thực phẩm hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm so với tháng trước

(LĐ&PL) Theo Tổng cục Thống kê, giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào, học phí tại một số địa phương điều chỉnh là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng trước.
Xem thêm
Phiên bản di động