Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Sức khỏe 09:24 | 12/03/2023
Những vết thâm, nám luôn là nỗi ám ảnh đối với phái đẹp. Để nhanh chóng làm mờ vết thâm, trị nám, không ít chị em tìm đến các loại serum, mỹ phẩm được quảng cáo có tác dụng “thần thánh”. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả không thấy đâu mà làn da lại bị tàn phá vì các loại hóa chất độc hại.
Phát hiện 41.500 sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh Thu hồi lô sản phẩm Kem nghệ E100 không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất
Người dân nên điều trị bệnh thâm, nám tại các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín. Ảnh: Lê Khánh

Hồi chuông cảnh báo

Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm Serum thâm X2 - nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics, sản xuất ở Hà Nội, do vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm.

Theo Cục Quản lý dược, sản phẩm Serum thâm X2 - nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics bị đình chỉ lưu hành, thu hồi do mẫu kiểm nghiệm sản phẩm chứa hydroquinone - chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Tính năng, công dụng và thành phần công thức sản phẩm kê khai tại Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm không thống nhất với tính năng, công dụng và thành phần công thức ghi trên nhãn sản phẩm. Nhãn sản phẩm không ghi tên nước sản xuất theo quy định.

Trước đó, Cục Quản lý dược đã có Công văn số 8542/QLD-MP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Công ty TNHH Thương mại mỹ phẩm Huỳnh Đỗ Cosmetics về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc một lô kem trị nám chứa kim loại nặng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. Cụ thể, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Tây Ninh đã lấy mẫu sản phẩm kem chuyên trị nám của nhãn hiệu này tại một cơ sở mỹ phẩm tại chợ Tân Châu, thị trấn Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, để tiến hành kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm (hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép) theo quy định của Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN. Do đó, Cục Quản lý dược đã ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm kem chuyên trị nám nói trên.

Những vụ việc trên là hồi chuông cảnh báo đối với chị em về các loại mỹ phẩm trị thâm, nám được bán trôi nổi trên thị trường, có chứa nhiều hóa chất độc hại với làn da.

Cảnh giác với mỹ phẩm làm đẹp “siêu tốc”

Với tâm lý mong muốn điều trị nám nhanh và hiệu quả, chị em thường tìm đến các loại kem trộn được bán tràn lan trên thị trường với những lời quảng cáo hoa mỹ như “hết nám thần tốc”, “hết nám 100%”, “hết nám chỉ sau 1 tuần”.

Quả thực, khi mới sử dụng, da của người dùng trắng mịn khá nhanh. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, da bắt đầu bị kích ứng, mẩn đỏ, vùng nám lan rộng và sậm màu hơn. Nguy hiểm hơn, các thành phần độc hại như thủy ngân ở các loại mỹ phẩm này sẽ phá hủy dần lớp biểu bì bên ngoài da, khiến cho da bị bào mòn, mỏng hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân xấu từ bên ngoài, gia tăng lượng melanin khiến da thâm, sạm, nám... Bên cạnh đó, những chất độc hại sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da bên ngoài, tạo điều kiện cho các loài nấm, ký sinh trùng phát triển và gây nên các bệnh lý nguy hiểm về da.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng da bị kích ứng nặng, mẩn ngứa, làn da mỏng, sạm nám loang lổ... Đa phần các bệnh nhân này bôi kem trộn, dùng biện pháp lột tẩy, peel da, lăn kim, laser... khiến làn da bị tổn thương ngày càng nặng nề và việc điều trị rất khó khăn. “Thay vì chỉ điều trị nám da thì những trường hợp này phải điều trị các tổn thương trước, đợi da phục hồi ổn định thì mới có thể tiến hành các phương pháp trị nám được” - bác sĩ Thành chỉ rõ.

Để cảnh báo, các chuyên gia da liễu nhấn mạnh, người dân không nên mù quáng tin theo nội dung quảng cáo "chữa khỏi nám da thần tốc" để rồi "tiền mất tật mang". Thực tế, với các phương pháp điều trị hiện nay, hiện tượng nám da khó có thể chữa khỏi 100%, nhưng việc điều trị đúng cách có thể làm mờ vết nám được 70 - 80%. Hiện nay, nhu cầu trị nám má rất cao, người dân nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu; còn nếu chưa có điều kiện thăm khám thì nên chủ động các biện pháp bảo vệ da cơ bản bằng cách dùng kem chống nắng, bôi đúng thời gian, đeo khẩu trang đủ dày hay mũ rộng vành, hạn chế ra ngoài trời vào giờ cao điểm... Đặc biệt, không nên tự ý điều trị nám bằng cách bôi, đắp các loại kem, lá cây, rượu thuốc... bởi điều đó có thể gây tổn thương khó hồi phục cho làn da.

Theo Bảo Ngọc/hanoimoi.com.vn

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1057710/dung-my-pham-tri-tham-nam-coi-chung-bao-da-vi-hoa-chat

Link gốc: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1057710/dung-my-pham-tri-tham-nam-coi-chung-bao-da-vi-hoa-chat

Tin khác

Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

(LĐ&PL) Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi (ở Hòa Bình), nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân và được chẩn đoán mắc bệnh lao.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh truyền nhiễm Marburg đặc biệt nguy hiểm

Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh truyền nhiễm Marburg đặc biệt nguy hiểm

Marburg là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, 50-88%. Bộ Y tế lưu ý giám sát người nhập cảnh từ quốc gia có dịch trong vòng 21 ngày.
Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Một thói quen tưởng chừng không liên quan có thể khiến bạn dễ gặp tình trạng COVID kéo dài (long-COVID) hơn người khác rất nhiều, dù bệnh ban đầu có thể không nặng.
Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

(LĐ&PL) Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.
Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường

Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020.

Có thể bạn quan tâm

Các học sinh nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại đã tỉnh táo

Các học sinh nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại đã tỉnh táo

(LĐ&PL) Sau chuyến tham quan, 56 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (TP Hà Nội) có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nghi bị ngộ độc đã được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
Dịch COVID-19 sẽ diễn biến thế nào trong năm 2023?

Dịch COVID-19 sẽ diễn biến thế nào trong năm 2023?

Dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19.
Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

(LĐ&PL) Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể, bao gồm lao phổi và lao màng não.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh truyền nhiễm Marburg đặc biệt nguy hiểm

Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh truyền nhiễm Marburg đặc biệt nguy hiểm

Marburg là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Bộ Y tế lưu ý giám sát người nhập cảnh từ quốc gia có dịch trong vòng 21 ngày.
Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Một thói quen tưởng chừng không liên quan có thể khiến bạn dễ gặp tình trạng COVID kéo dài hơn người khác rất nhiều, dù bệnh ban đầu có thể không nặng.
Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

(LĐ&PL) Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.
Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường

Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường

Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.
Kiểm dịch y tế cửa khẩu, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập

Kiểm dịch y tế cửa khẩu, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập.
Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả không thấy đâu mà làn da lại bị tàn phá vì các loại hóa chất độc hại.
Phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn, bản

Phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn, bản

(LĐ&PL) Ngày 10/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản.
6 dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

6 dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Các triệu chứng bất thường ở bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết, thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường ở tai - mũi - họng...
Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc tự động cho thấy chỉ số AQI ngày tại một số trạm ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên ở mức xấu hoặc rất xấu.
Thành phố Hà Nội phấn đấu chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030

Thành phố Hà Nội phấn đấu chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030

Hà Nội phấn đấu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV trong diện quản lý được điều trị bằng thuốc kháng virus HIV (ARV).
Xuyên đêm phẫu thuật nối cánh tay đứt rời cho bệnh nhân

Xuyên đêm phẫu thuật nối cánh tay đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Lần đầu tiên, các bác sĩ Bệnh viện E thực hiện nối vi phẫu thành công trả lại cánh tay nguyên vẹn cho một người đàn ông (57 tuổi, ở Nam Định) bị đứt rời cánh tay do tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về thiếu thuốc

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về thiếu thuốc

Ngành y tế ưu tiên giải quyết ngay vướng mắc về vấn đề máy móc, để đảm bảo đáp ứng cho người dân trong quá trình xét nghiệm, điều trị.
Xem thêm
Phiên bản di động