Đề xuất tăng giá vé xe buýt từ năm 2024
Theo đó, với giá vé lượt, cự ly dưới 15km có mức điều chỉnh thấp nhất, từ 7.000 lên 8.000 đồng; 15-25km, từ 7.000 lên 10.000 đồng; 25-30km, từ 8.000 lên 12.000 đồng; 30-40km, từ 9.000 lên 15.000 đồng. Mức tăng cao nhất ở cự ly trên 40km là từ 9.000 lên 20.000 đồng.
![]() |
Lượng khách đi xe buýt ở Hà Nội có xu hướng tăng từ đầu năm 2023 đến nay. |
Vé tháng có mức tăng trung bình 40%. Cụ thể, học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện là 55.000 đồng), liên tuyến 140.000 đồng (hiện là 100.000 đồng). Vé tập thể đi một tuyến 100.000 đồng (hiện là 70.000 đồng), liên tuyến 200.000 đồng (hiện là 140.000 đồng).
Người có công, người cao tuổi (60 tuổi trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo tiếp tục được miễn tiền vé xe buýt.
Ngân sách thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp; hỗ trợ 30% vé tháng với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, từ năm 2014 đến nay, thành phố không điều chỉnh nên giá vé xe buýt đang rất thấp so với mặt bằng thu nhập người dân. Trong khi đó, chi phí cho hoạt động vận tải công cộng đã tăng gần 50% so với năm 2014.
![]() |
Chất lượng phục vụ xe buýt ngày một nâng cao. |
Việc tăng giá vé xe buýt giúp tăng thu, giảm mức trợ giá, bảo đảm khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội. Phương án này được áp dụng vào thực tế sẽ tác động không lớn đến hành khách đi xe buýt, đặc biệt là khách vãng lai (sử dụng vé lượt). Mặc dù sản lượng giảm nhẹ nhưng doanh thu lại tăng thêm.
Về mặt xã hội, giá vé đề xuất điều chỉnh như trên bảo đảm nhóm người có thu nhập thấp có thể tham gia phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt; tiếp tục duy trì chính sách ưu tiên học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Ngoài ra, việc điều chỉnh giá vé xe buýt còn nhằm tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho xe buýt, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phục vụ để người dân lựa chọn phương tiện xe buýt cho nhu cầu đi lại trên địa bàn thành phố, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.
Được biết, Hà Nội hiện có 154 tuyến xe buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận và 2 tuyến city tour, phủ đến tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã và 512/579 xã phường, thị trấn. Toàn thành phố có 2.034 xe buýt, trong đó 277 xe sử dụng năng lượng sạch.
Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

Hà Nội thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Chủ xe cần lưu ý gì để đăng kiểm ôtô nhanh chóng và thuận lợi?

Hà Nội bố trí đất xây nhà cho hộ khó khăn về đất ở

Hà Nội tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Xử lý dứt điểm các "điểm đen" giao thông trong năm 2025

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

Hà Nội thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Chủ xe cần lưu ý gì để đăng kiểm ôtô nhanh chóng và thuận lợi?

Hà Nội bố trí đất xây nhà cho hộ khó khăn về đất ở

Hà Nội tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải

Hà Nội triển khai gắn thẻ đầu cuối trên phương tiện thuộc đối tượng miễn thu phí phục vụ thanh toán điện tử giao thông

Hà Nội sẽ sớm áp dụng quy chuẩn khí thải

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc

Hà Nội lấy ý kiến cải tạo 36 tòa nhà khu tập thể Vĩnh Hồ

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị
