Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Đẩy mạnh thu hút nguồn tài chính xanh và nguồn vốn từ các quỹ đầu tư Hoàn thiện khung pháp lý phát triển kinh tế đêm Kinh tế Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực |
Đây là hội nghị đầu tiên dự kiến sẽ được Bộ Ngoại giao tổ chức định kỳ hàng tháng, nhằm đánh giá tình hình thế giới và khu vực, tình hình triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển để từ đó tham mưu, đề xuất các phương hướng triển khai trong thời gian tới, đúng với nhu cầu trong nước và trọng tâm điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: BNG |
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 về cơ bản đã bám sát nhu cầu trong nước, các định hướng lớn về đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao vắc xin phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang thúc đẩy phục hồi và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào các kết quả đất nước đã đạt được 10 tháng đầu năm 2022.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, tạo sức ép lên các nền kinh tế đang phát triển và có độ mở lớn như Việt Nam như nguy cơ suy thoái, rủi ro lạm phát toàn cầu và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Trước tình hình đó, Chính phủ đặt kỳ vọng lớn vào công tác ngoại giao kinh tế trong tăng cường công tác tham mưu, đóng góp vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Dưới sự điều hành của Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện và Ban chỉ đạo ngoại giao kinh tế đã tích cực trao đổi theo ba chủ đề trọng tâm:
Thứ nhất, đánh giá về triển vọng và những vấn đề lớn đặt ra đối với kinh tế thế giới, chia sẻ thông tin về tình hình sở tại và kinh nghiệm xử lý của các nước đối với các thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô;
Thứ hai, kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư và tận dụng xu hướng dịch chuyển chuỗi, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao;
Thứ ba, các biện pháp thúc đẩy mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đến năm 2030, cho thấy công tác ngoại giao kinh tế đã bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng, yêu cầu cao hơn, tinh thần triển khai quyết liệt, khẩn trương, hiệu quả và thực chất hơn.
Bộ trưởng khẳng định, công tác ngoại giao kinh tế đã trở thành nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và đánh giá cao các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện đã có nhiều đóng góp tích cực vào các kết quả phục hồi kinh tế - xã hội trong 10 tháng đầu năm 2022, theo đúng tinh thần “lấy địa phương, doanh nghiệp, người dân làm trung tâm phục vụ”.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, phức tạp, khó dự đoán, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị và các Trưởng Cơ quan đại diện tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tham mưu và dự báo chiến lược về kinh tế, theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới và khu vực, đánh giá sâu về các sáng kiến liên kết kinh tế mới, xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và kịp thời tìm ra các cơ hội để thu hút đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao,...; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương thúc đẩy quan hệ với các đối tác, tập đoàn lớn của nước ngoài; tìm kiếm các địa bàn, lĩnh vực và cơ chế mới để đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng đề nghị từng Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện tiếp tục đề cao trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, phát huy các bài học kinh nghiệm của công tác “ngoại giao vắc xin” trong triển khai ngoại giao kinh tế, góp phần để đất nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Tin khác

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm
Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần
