Hoàn thiện khung pháp lý phát triển kinh tế đêm

Đô thị 13:21 | 23/11/2022
Các đô thị lớn ở miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đều đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động khai thác tiềm năng kinh tế đêm. Thực tế hoạt động cho thấy cần có hành lang pháp lý và chính sách rõ ràng, đầy đủ, hoàn thiện hơn để khai phá hết tiềm năng của “mỏ vàng” này.
Những "cơ hội" cho kinh tế tuần hoàn Kinh tế Việt Nam ghi nhận tăng trưởng cao trong quý III-2022
Hoàn thiện khung pháp lý phát triển kinh tế đêm
Phố đi bộ Bùi Viện (thành phố Hồ Chí Minh) thu hút khách du lịch vào ban đêm.

Chưa thật đặc sắc

Theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng (Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh), tại nhiều nước, kinh tế ban đêm là “con gà đẻ trứng vàng”, nhưng ở Việt Nam lại chưa thật sự phát triển. “Năm 2020, kinh tế ban đêm tại Anh có doanh thu 70 tỷ bảng; tại Nhật là 400 tỷ yên. Trong khi đó, kinh tế ban đêm “tại Việt Nam mới chỉ phát triển nhỏ lẻ”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng nói.

Nhận định trên tỏ ra khá phù hợp với thực tế hiện nay. Hiện ngành Du lịch Đà Nẵng đang triển khai chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang By Night” tại rất nhiều địa điểm như các hoạt động vui chơi giải trí đêm tại bãi biển Mỹ An (chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật); Phố du lịch An Thượng (ẩm thực, ca nhạc); các chợ đêm; tour du lịch đường thủy… Tuy nhiên, theo anh Vũ Thành Nhân, một du khách tham quan Đà Nẵng đến từ Hà Nội, sau 22h có rất ít dịch vụ hoạt động.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 địa điểm vui chơi nổi tiếng về buổi tối đều nằm tại quận 1, gồm Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Công viên Bạch Đằng và Phố đi bộ Bùi Viện. Chị Trần Mỹ Anh đến từ Hải Phòng, chia sẻ: “Mô hình phố đi bộ và ẩm thực ở thành phố Hồ Chí Minh khá hấp dẫn nhưng không mới. Cả hai chưa có điểm nhấn nổi bật để tôi muốn trở lại lần sau”.

Còn ở Cần Thơ, thành phố xây dựng cả một cây cầu đi bộ tại Bến Ninh Kiều để cùng với tuyến phố Hai Bà Trưng gần đó tạo thành khu phố đi bộ, ẩm thực dài hơn 800m. Nhưng khu phố này mới chỉ hoạt động đến 22h các ngày thứ bảy, nên chưa thật sự thu hút được nhiều người.

Nhận xét về thực tiễn triển khai, Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh, Phó Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) nói: "Kinh tế ban đêm mà chúng ta đang làm chỉ mới tận dụng được những cái sẵn có, chưa có kế hoạch và chiến lược cụ thể để phát triển; các sản phẩm chưa có khác biệt rõ rệt".

Tháo gỡ điểm nghẽn

Ngày 27-7-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam và cho phép thí điểm, nghiên cứu, đề xuất ưu tiên đầu tư xây dựng một số khu vực tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hiện mới chỉ có Đà Nẵng xây dựng kế hoạch phát triển 3 giai đoạn (thí điểm triển khai hết năm 2022; xây dựng các tổ hợp giải trí đêm đến năm 2025; phát triển mạnh sau 2025).

Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Lê Thị Kim Phương cho biết: “Phải quy hoạch tách tổ hợp vui chơi, giải trí đêm ra khỏi khu dân cư để quản lý và phát triển. Chúng tôi đã đề xuất Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất chính sách thương mại và dịch vụ phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm, làm cơ sở cho các địa phương có căn cứ thực hiện”.

Cùng chia sẻ về vấn đề thiếu hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế đêm, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương nói: “Thành phố có thể tổ chức nhiều hình thức kinh tế đêm đa dạng hơn, nhưng đang thiếu hành lang pháp lý để có căn cứ triển khai. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cũng chưa lồng ghép nội dung phát triển kinh tế ban đêm. Đây là “lỗ hổng” cần sớm lấp đầy”.

Thành phố Cần Thơ đang quy hoạch quận Ninh Kiều là địa phương thí điểm tổ chức các loại hình kinh tế đêm từ nay đến hết năm 2024 nhằm phát huy lợi thế vị trí trung tâm, sát bờ sông…

Để thực hiện thành công kế hoạch thí điểm này, Tiến sĩ Lưu Tiến Thuận (Khoa Kinh tế, Đại học Cần Thơ) đề xuất: “Cần có trang web riêng thông tin về những hoạt động ban đêm để du khách và người dân dễ nắm bắt”. Còn Chủ tịch Chi hội Hướng dẫn viên du lịch thành phố Cần Thơ Trần Mạnh Khang góp ý: “Các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí ban đêm cần được thiết kế kết nối với các loại hình dịch vụ khác, tạo một chuỗi hoạt động tổng thể, sẽ thu hút được thêm nhiều người tham gia, từ đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế”.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ và các địa phương sẽ đồng hành thí điểm triển khai, hoàn thiện cơ chế phát triển loại hình kinh tế đêm theo 4 nội dung. Một là rà soát và hoàn thiện khung pháp lý cho kinh tế đêm, xây dựng theo hướng phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm giữa các bên trong thực hiện và quản lý. Hai là tuyên truyền nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật của các bên tham gia hoạt động kinh tế đêm. Ba là các địa phương chủ động xây dựng mô hình phù hợp, gắn với các hoạt động dịch vụ 24/24 giờ. Bốn là tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, phối hợp giữa các bên để thúc đẩy kinh tế đêm phát triển hiệu quả, lành mạnh, bền vững.

Theo Điền An Anh/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1048271/hoan-thien-khung-phap-ly-phat-trien-kinh-te-dem

Link gốc: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1048271/hoan-thien-khung-phap-ly-phat-trien-kinh-te-dem

Tin khác

Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

(LĐ&PL) Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, thị xã xác định đẩy mạnh trọng tâm phát triển du lịch dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Chính vì thế, thị xã Sơn Tây đã tập trung cao độ trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Đường sắt đô thị là giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông

Đường sắt đô thị là giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị cũng được xem là một trong những giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông.
Giai đoạn 2024-2025: Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ

Giai đoạn 2024-2025: Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ

Theo kế hoạch, giai đoạn 2024 - 2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở học sinh đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở học sinh đến trường

Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.

Có thể bạn quan tâm

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu em yêu Tiếng Việt “Rung chuông vàng” cấp tiểu học

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu em yêu Tiếng Việt “Rung chuông vàng” cấp tiểu học

(LĐ&PL) Ngày 17/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Bắc Từ Liêm tổ chức giao lưu Em yêu tiếng Việt “Rung chuông vàng” lần thứ hai cấp tiểu học quận Bắc Từ Liêm năm học 2023-2024.
Đánh giá hiệu quả triển khai các kế hoạch PCCC&CNCH quận Bắc Từ Liêm

Đánh giá hiệu quả triển khai các kế hoạch PCCC&CNCH quận Bắc Từ Liêm

(LĐ&PL) UBND quận Bắc Từ Liêm vừa tổ chức Hội nghị rà soát, đánh giá tiến độ, chất lượng, hiệu quả việc triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn quận.
Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

Sơn Tây: Nỗ lực khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống

(LĐ&PL) Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, thị xã xác định đẩy mạnh trọng tâm phát triển du lịch dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Chính vì thế, thị xã Sơn Tây đã tập trung cao độ trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông trong học đường

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Đường sắt đô thị là giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông

Đường sắt đô thị là giải pháp căn cơ khắc phục ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt.
Giai đoạn 2024-2025: Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ

Giai đoạn 2024-2025: Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ

Theo kế hoạch, giai đoạn 2024 - 2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở học sinh đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở học sinh đến trường

Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải

Đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có văn bản đôn đốc các địa phương đảm bảo tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Từ 1/1/2025: Những trường hợp nhà chung cư nào phải phá dỡ?

Từ 1/1/2025: Những trường hợp nhà chung cư nào phải phá dỡ?

Luật Nhà ở năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã quy định cụ thể các trường hợp nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ, kể cả chưa hết thời hạn sử dụng.
Đông Anh: Phấn đấu xây, sửa 80 nhà cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2024

Đông Anh: Phấn đấu xây, sửa 80 nhà cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2024

(LĐ&PL) Năm 2024, huyện Đông Anh phấn đấu hoàn thành xây, sửa xong 80 nhà cho hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn đã rà soát đủ điều kiện, trong đó, 68 nhà xây mới, 12 nhà sửa chữa.
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng

Bắc Bộ và Trung Bộ bắt đầu bước vào giai đoạn mùa nắng nóng đầu tiên năm 2024. Mới đây, Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo phòng cháy, chữa cháy khi vào mùa nắng nóng.
Tạo chuyển biến trong công tác bảo đảm an toàn giao thông

Tạo chuyển biến trong công tác bảo đảm an toàn giao thông

(LĐ&PL) Hà Nội vừa yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Huy động hơn 8.300 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy cứu nạn

Huy động hơn 8.300 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy cứu nạn

Ngày 29/3, Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến công tác Công an uý I/2024, tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Giáp Thìn; triển khai nhiệm vụ, công tác trọng tâm Quý II/2024.
Đề xuất học sinh đủ 15 tuổi được điều khiển xe máy

Đề xuất học sinh đủ 15 tuổi được điều khiển xe máy

Cho biết thực tế hiện nay học sinh trung học phổ thông đa số đều đã sử dụng xe gắn máy để đi học, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị quy định người đủ 15 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
Xem thêm
Phiên bản di động