Công đoàn xoa dịu nỗi đau những công nhân bị tai nạn lao động

Lợi, quyền lao động 07:04 | 15/06/2022
(LĐ&PL) Những món quà, sự quan tâm ân cần, kịp thời của tổ chức Công đoàn đã giúp nỗi buồn đau, mất mát của công nhân bị tai nạn lao động (TNLĐ) và thân nhân vơi bớt đi rất nhiều. Đó cũng là động lực để họ vượt qua nỗi đau, vươn lên trong công việc, cuộc sống, trở thành những nhân tố lan truyền mạnh mẽ thông điệp: đừng bao giờ lơ là, chủ quan với an toàn lao động.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn An toàn lao động phải từ tư duy của chủ sử dụng lao động

Nỗi đau được chia sẻ

Cách đây gần một năm (ngày 12/7/2021), anh Trần Hồng Quân- công nhân Công ty Cổ phần Dệt 10-10, không may bị TNLĐ. “Hôm ấy, trong lúc đang làm việc tôi bị vận thăng hàng đột ngột rơi trúng làm dập nát một bàn tay. TNLĐ vừa gây đau đớn về thể xác, vừa làm xáo trộn cuộc sống, đẩy gia đình tôi lâm cảnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn bởi tôi đang là lao động chính của gia đình với mẹ già, vợ không có việc và hai con thì con nhỏ” - anh Quân ngậm ngùi kể lại.

Thế nhưng, cũng theo anh Quân, khi tai nạn xảy ra, anh đã được Công ty kịp thời cho đi điều trị và sau đó tiếp tục được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, nên những nỗi mất mát, khó khăn về thể chất, tinh thần và kinh tế cũng phần nào được san sẻ.

“Tôi rất cảm động trước sự quan tâm kịp thời của Ban lãnh đạo và Ban chấp hành Công đoàn Công ty và càng cảm động hơn khi trong Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2022 mới đây, tôi còn được dự buổi găp mặt với lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội. Tại đây, tôi đã được đón nhận những món quà có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần khiến nỗi đau buồn của tôi vơi đi rất nhiều” - anh Trần Hồng Quân bày tỏ.

Công đoàn xoa dịu nỗi đau những công nhân bị tai nạn lao động
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao quà cho công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tương tự, với chị Nguyễn Thị Tin, công nhân vệ sinh môi trường Chi nhánh Hai Bà Trưng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, nỗi đau cả thể chất lẫn tinh thần vẫn chưa hề nguôi ngoai sau gần nửa năm bị TNLĐ. Giữa tháng 12 năm ngoái, khi đang đẩy xe rác, chị Tin bất ngờ bị ô tô tông trọng thương rồi bỏ chạy.

Chị được đồng nghiệp và người dân đưa vào bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh, chảy nhiều máu ở vùng đầu. Bác sĩ xác định chị bị rạn xương má, chảy máu não bên trái, phải phẫu thuật vùng đầu. Chấn thương ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đến nỗi bây giờ chị vẫn thỉnh thoảng bị choáng, bủn rủn chân tay, phải cố luyện tập để trở lại với công việc.

Chị chia sẻ: “Tôi là lao động chính trong gia đình, chồng sức khỏe yếu, 2 con đang tuổi đi học, hoàn cảnh hết sức khó khăn. May thay, khi bị TNLĐ, tôi đã nhận được tiền hỗ trợ của LĐLĐ thành phố Hà Nội và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, đồng nghiệp, bạn bè cũng thăm nom, giúp đỡ nhờ vậy mà lúc đó tôi yên tâm điều trị, dưỡng thương. Tôi không bao giờ quên được tình cảm của các cấp Công đoàn, của đồng nghiệp, bạn bè dành cho mình” - chị Tin xúc động nói. Chị Tin cũng là một trong số các công nhân được LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt, tặng quà vào dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động vừa qua.

Một đồng nghiệp khác của chị Tin là chị Phạm Thị Ánh cũng không nén được xúc động trước sự quan tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội. Chị Ánh bị TNLĐ khi đang làm việc đêm 30/6/2021. Vụ tai nạn khiến chị bị dập 2 bên phổi, gãy 5 xương sườn và gãy xương đòn phải. Khi xảy ra tai nạn, chị được Ban lãnh đạo, các cấp Công đoàn Công ty và Chi nhánh thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời. Sau 2 tháng điều trị ổn định, chị được đưa đi giám định sức khỏe để giải quyết chế độ tai nạn lao động. Do bị mất 35% sức khỏe nên chị Ánh đang được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ hằng tháng. Nhận quà từ Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trong buổi gặp mặt, tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức mới đây, chị Ánh xúc động nói: “Sự quan tâm ấy đã làm tăng thêm lòng tin đối với Công ty và với tổ chức Công đoàn, giúp người lao động chúng tôi hết lòng cống hiến cho công tác vệ sinh môi trường”.

Nỗ lực đẩy lùi TNLĐ

Trên đây chỉ là 3 trong số 186 trường hợp công nhân bị TNLĐ, mắc bệnh nghề nghiệp, thân nhân công nhân tử vong vì tai nạn lao động đã được nhận quà, sự chia sẻ, động viên của LĐLĐ thành phố nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm nay. Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, cho biết, năm 2021, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 275 vụ TNLĐ, làm 298 người bị nạn.

Công đoàn xoa dịu nỗi đau những công nhân bị tai nạn lao động
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường và Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng trao quà cho công nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

Trong đó, có 43 vụ TNLĐ nghiêm trọng, làm 43 người chết, 31 người bị thương nặng (các nạn nhân thuộc đối tượng có giao kết Hợp đồng lao động). Các vụ TNLĐ vẫn chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng (chiếm 45,6%), sản xuất lắp ráp cơ khí (chiếm 21,0%); lắp ráp linh kiện (chiếm 15,0%), khác (chiếm 16,0%)... Nạn nhân của các vụ TNLĐ hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đồng chí Lê Đình Hùng, hậu quả do các vụ TNLĐ để lại là vô cùng lớn, không thể đo, đếm hết được,trong đó, thiệt hại lớn nhất thuộc về phía người lao động. “Tai nạn xảy ra gây tổn thất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, dẫn đến khả năng làm việc và cuộc sống gia đình người lao động bị đảo lộn, thậm chí có thể rơi vào tình trạng đói nghèo” - Phó Chủ tịch Lê Đình Hùng trăn trở.

Đồng chí Lê Đình Hùng cho biết, trước những mất mát, khó khăn của những công nhân bị bị tai nạn lao động và với tinh thần luôn đồng hành, chia sẻ của tổ chức Công đoàn, hàng năm, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm, thăm hỏi công nhân bị TNLĐ và thân nhân người lao động bị tử vong do TNLĐ với tình cảm chân thành và trao tặng hàng nghìn suất quà ấm áp nghĩa tình.

“Nhân dịp Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm nay, LĐLĐ thành phố trao tổng số 186 suất quà cho CNLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Trong đó, có 100 suất quà trị giá 1.800 ngàn đồng cho CNLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp nặng và 86 suất quà trị giá 1.300 ngàn đồng/suất cho CNLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp nhẹ. Những phần quà tuy còn khiêm tốn về số lượng và giá trị, nhưng đã phần nào thể hiện được sự quan tâm, động viên, chia sẻ và luôn đồng hành cùng với người lao động của tổ chức Công đoàn Thủ đô” - đồng chí Lê Đình Hùng bày tỏ.

Luôn đồng hành, san sẻ nỗi đau với người lao động song mục tiêu quan trọng hơn của các cấp Công đoàn là hạn chế tới mức thấp nhất các vụ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Để đạt mục tiêu này, đồng chí Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, cho biết, thời gian tới, LĐLĐ thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, nhất là tăng cường, tuyên truyền, tập huấn về để nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua về an toàn vệ sinh lao động, trong đó trọng tâm là phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” để phong trào thực sự đi vào chiều sâu chất lượng.

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường đề nghị các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở tham mưu, giám sát, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Đặc biệt, Chủ tịch Nguyễn Phi Thường mong muốn, động viên các công nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hãy kiên cường vượt qua nghịch cảnh, vươn lên lao động, cống hiến và là những nhân tố lan truyền mạnh mẽ thông điệp về an toàn lao động, giúp các đồng nghiệp cùng rút ra bài học kinh nghiệm, nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động, phòng tránh TNLĐ và giúp chủ sử dụng lao động quan tâm làm tốt hơn tới công tác an toàn vệ sinh lao động để mỗi ngày người lao động được đến nơi làm việc rồi trở về nhà trong sự an toàn, an vui.

Phạm DIệp
Link gốc:

Tin khác

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động, bởi hiện do chưa có quy định về đăng ký lao động nên quản lý lao động còn hạn chế, nhất là đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Góp ý về các nội dung để chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thống nhất với nội dung cần bổ sung cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động).

Có thể bạn quan tâm

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động