Chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện trên địa bàn huyện Đông Anh có 11 cơ sở đào tạo nghề với 17 nghề trình độ cao đẳng, 44 nghề trình độ trung cấp, 33 nghề trình độ sơ cấp. Số lao động mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hàng năm khoảng 5.000 - 6.000 người.
![]() |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Bá Đông |
Công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng tuyển sinh lẫn chất lượng đào tạo. Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề hàng năm đều tăng. Công tác đào tạo nghề đã góp phần đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện.
Người lao động và nhân dân trên địa bàn huyện từng bước nâng cao nhận thức được lợi ích của việc học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, qua đó góp phần mở rộng cơ hội có việc làm ổn định, có mức thu nhập cao, nâng cao đời sống vật chất, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận nêu lên các khó khăn trong công tác đào tạo nghề, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn huyện.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám nhấn mạnh, để công tác giáo dục, đào tạo nghề đạt hiệu quả, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề; tổ chức điều tra khảo sát, xác định các nghề đào tạo, thực hiện tư vấn học nghề; liên kết với các trường mở các lớp dạy nghề phù hợp với khả năng của người học.
Cùng với đó, các trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Đông Anh cần tập trung huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy; đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Công tác đào tạo nghề cần gắn với nguyện vọng của người học, cũng như gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp, hướng đến việc giải quyết và duy trì việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động sau học nghề. Các ngành chức năng của huyện cần tiếp tục thực hiện khảo sát, lựa chọn nghề phù hợp với lao động nông thôn để tổ chức đào tạo phù hợp nhu cầu thị trường lao động.
Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đào tạo theo địa chỉ, để cung cấp nhân lực; khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã thành phường, huyện thành quận.
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình
