Yêu cầu giao dịch bất động sản phải qua sàn: Có ngăn ngừa được sốt giá?

Kinh tế 07:24 | 22/09/2022
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi với nhiều nội dung mới, trong đó đáng chú ý là quy định tất cả các giao dịch phải qua sàn giao dịch BĐS.
Ngân hàng nới "room" tín dụng, thị trường bất động sản có "dễ thở" hơn? Luật chưa quy định về “đặt cọc” và “thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng”

Mục đích của dự thảo này nhằm ngăn ngừa việc một số môi giới gây ra những đợt sốt giá như thời gian vừa qua, song quy định này lại đang có nhiều ý kiến trái chiều.

Bấn loạn nghề môi giới

Thời gian qua, với sự gia tăng nhanh về dân số và tiến trình đô thị hóa dẫn đến nhu cầu về nhà ở tăng cao, kéo theo đó là hoạt động môi giới BĐS cũng nở rộ ở khắp các tỉnh, TP trên cả nước. Nhưng hoạt động môi giới BĐS đã không còn dừng lại ở giá trị thuần túy đúng nghĩa là phục vụ những người có nhu cầu thực về nơi ăn chốn ở mà đã chạy theo xu thế thị trường, là những cuộc môi giới mua bán giữa nhà đầu tư với nhau, nhằm mang đến những lợi nhuận chênh lệch, vì thế nên tài sản nhà đất gần như không tạo ra được giá trị thặng dư.

Nhà đầu tư tham khảo thông tin dự án bất động sản trong một buổi mở bán trên sàn giao dịch tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà đầu tư tham khảo thông tin dự án bất động sản trong một buổi mở bán trên sàn giao dịch tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Cùng với đó, hoạt động của các sàn giao dịch BĐS cũng chưa được đảm bảo về tính chuyên nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước buông lỏng vì thiếu căn cứ pháp lý để xử lý, tạo kẽ hở cho hoạt động kinh doanh môi giới BĐS gây nhiễu loạn thị trường, dẫn đến việc những vụ sốt đất xảy ra với tần suất nhiều hơn và quy mô không chỉ gói gọn ở một số khu vực có quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị, mà còn xảy ra trên phạm vi cả nước trong cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, không ít sàn giao dịch còn nhúng tay vào hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực BĐS...

Đáng quan ngại nhất là chất lượng của những người hành nghề môi giới BĐS. Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù lực lượng tham gia rất hùng hậu với khoảng trên 300.000 người nhưng những môi giới BĐS thực sự qua đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ có khoảng 30.000 người, nghĩa rằng chỉ bằng 1/10 con số thống kê, chiếm khoảng 10%. Song đó chỉ là con số thống kê người hành nghề môi giới BĐS tại các sàn giao dịch, còn thực tế môi giới tự phát (hay còn được gọi là cò đất) thì không thể thống kê hết được.

“Môi giới BĐS Việt Nam tuy lực lượng hành nghề đông nhưng phần lớn chất lượng kém, thiếu chuyên nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật, không ít người hành nghề tay ngang, chớp nhoáng, chộp giật, có hành vi găm đất, thổi giá tạo sốt ảo gây lũng loạn, suy yếu thị trường.

Nhiều môi giới còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo bán dự án ma, ảo, đưa thông tin thất thiệt, gây hậu quả cho người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín cho thương hiệu chủ đầu tư chân chính; thậm chí lừa dối vô trách nhiệm với khách hàng, đối tác, chủ dự án” - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.

Nhiều ý kiến trái chiều

Nhằm dẹp nạn môi giới BĐS tự phát vào tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP về việc xử phạt hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định, mức phạt sẽ được áp từ 40 - 60 triệu đồng và có tình tiết tăng nặng nếu tái phạm.

Mới đây, Bộ Xây dựng lại tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi góp ý về nội dung của dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu, dự kiến vào tháng 10/2022, thông qua vào tháng 5/2023 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2024. Đáng chú ý, dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã đề xuất quy định mới để quản lý giao dịch BĐS cũng như hoạt động môi giới nhà đất.

Theo đó, Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án. Phương án 1, chủ đầu tư dự án BĐS khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án phải thông qua sàn giao dịch, môi giới BĐS.

Phương án 2, các BĐS đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động BĐS. Trong đó, Bộ Xây dựng đề xuất lựa chọn phương án 1.

“Về mục tiêu thì tôi cho rằng, Bộ Xây dựng đang muốn hạn chế tiến tới đẩy lùi việc môi giới BĐS tự phát, thiếu chuyên nghiệp gây ra những đợt sốt đất trong thời gian qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đồng thời, với việc đưa quy định nêu trên vào luật còn giúp cho việc thể chế hóa hoạt động kinh doanh BĐS, trong đó có hoạt động môi giới, từ đó cơ quan quản lý Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý” - Tổng Giám đốc Đông Dương Land Lò Thị Dung nhìn nhận.

Không phủ nhận, mục tiêu của những quy định về giao dịch BĐS trong dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) nhằm mang đến sự phát triển lành mạnh, quy củ, có tính bền vững cho thị trường BĐS. Nhưng trên thực tế, nếu áp quy định giao dịch BĐS bắt buộc phải qua sàn thì lại có không ít ý kiến quan ngại về tính chuyên nghiệp của chính các sàn giao dịch.

Minh chứng là trong thời gian gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra các địa phương đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam rất nhiều lãnh đạo DN BĐS kinh doanh dịch vụ môi giới vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khách hàng, trốn thuế...

Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu, quy định giao dịch BĐS phải thông qua sàn giao dịch từng có trong Điều 59 Luật Kinh doanh BĐS 2006 nhưng Luật Kinh doanh BĐS 2014 đã bãi bỏ vì không phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật và sinh ra đặc quyền, đặc lợi cho sàn giao dịch BĐS, không đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của DN chủ đầu tư dự án.

Đồng thời, quy định này khiến sàn giao dịch BĐS không góp vốn với chủ đầu tư để thực hiện dự án nhưng được trao đặc quyền bán sản phẩm. Trong khi đó, chủ đầu tư lại bị tước bỏ quyền tự do tự chủ kinh doanh, đã được quy định tại Điều 7 Luật DN 2020.

“Vấn đề quan trọng nhất là trả lại đúng vai trò, vị trí của hoạt động môi giới, sàn giao dịch BĐS là kết nối bên bán với bên mua, giữ vai trò cung ứng dịch vụ bán hàng cho bên bán hoặc cung ứng dịch vụ mua hàng cho bên mua. Nếu bắt buộc giao dịch qua sàn BĐS, thì các sàn và môi giới BĐS bỗng nhiên được trao cho các đặc quyền, đặc lợi” - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh phân tích.

"Tôi cho rằng, nên thay thế các sàn môi giới BĐS bằng các Văn phòng môi giới BĐS chuyên nghiệp, hoạt động và chịu sự giám sát theo quy định của pháp luật. Còn như hiện nay chỉ tạo điều kiện để các cò đất thổi giá, lũng đoạn thị trường, gây khó khăn cho chủ đầu tư và khách hàng, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và làm mất ổn định xã hội."- Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam, KTS Phạm Thanh Tùng.

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/yeu-cau-giao-dich-bat-dong-san-phai-qua-san-co-ngan-ngua-duoc-sot-gia.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/yeu-cau-giao-dich-bat-dong-san-phai-qua-san-co-ngan-ngua-duoc-sot-gia.html

Tin khác

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Thành phố Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố.
Điều gì gây hạn chế cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo?

Điều gì gây hạn chế cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo?

(LĐ&PL) Mặc dù môi trường kinh doanh gần đây đã được cải thiện, các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức liên quan đến các quy định; giấy phép con trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn phiền hà; cùng một số vấn đề liên quan đến khung pháp lý trong đầu tư.
Mức phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất 311.000 đồng

Mức phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất 311.000 đồng

Từ ngày 26/4, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thu phí với mức gần 82.000 - 311.000 đồng mỗi lượt, tùy loại xe.
Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

(LĐ&PL) Thời tiết nắng nóng, giá đầu vào con giống và giá bán cho các thương lái không ổn định… khiến nhiều hộ nuôi tôm tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) gặp khó đủ bề.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Từ ngày 1/5, nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Thành phố Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố.
Điều gì gây hạn chế cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo?

Điều gì gây hạn chế cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo?

(LĐ&PL) Hiện đang có những thách thức gây cản trở sự gia nhập và phát triển của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm môi trường pháp quy còn phiền toái và những khó khăn trong tiếp cận tài chính
Mức phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất 311.000 đồng

Mức phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất 311.000 đồng

Từ ngày 26/4, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thu phí với mức gần 82.000 - 311.000 đồng mỗi lượt, tùy loại xe.
Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

(LĐ&PL) Thời tiết nắng nóng, đầu vào con giống, giá bán cho các thương lái không ổn định… khiến nhiều hộ nuôi tôm tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) gặp khó đủ bề.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024 toàn hệ thống thuế đã thực hiện 14.628 cuộc thanh tra, kiểm tra, bao gồm 35 cuộc kiểm tra nội bộ; kiểm tra 185.352 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

(LĐ&PL) Giá xăng, dầu trong nước hôm nay (21/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng mạnh giá xăng. Theo đó, giá xăng RON95 đã tăng vượt 24.000 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động