TP.HCM: Công nhân chật vật xoay xở trong thời kỳ "bão" giá

Lợi, quyền lao động 16:14 | 24/06/2022
(LĐ&PL) Bão "Covid-19" vừa trôi qua, bão "giá" lại kéo tới khiến cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền của những người công nhân, lao động thu nhập thấp tại TP.HCM trước đã vất vả nay càng nặng nề hơn.
TP.HCM kiến nghị xử lý các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất TP.HCM: Kinh hãi với những “hung thần” chở hàng không đảm bảo an toàn lưu thông trên phố Hơn 100 phương tiện “đi bão” ở TP.HCM bị tạm giữ

Nỗi lo chồng chất

Trong căn phòng trọ chật hẹp ở phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức, anh Võ Thanh Hiền (công nhân Công ty Sài Gòn Precision, Khu chế xuất Linh Trung 1) cùng cậu con trai nhỏ đang chuẩn bị cho bữa ăn trưa. Gặp chúng tôi, anh Hiền chia sẻ: “Quê mình ở Đồng Tháp, mới lên TP.HCM lập nghiệp được gần 1 năm nên thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 6 triệu đồng. Cộng thêm tiền lương của vợ tính ra mỗi tháng cũng chỉ được hơn 10 triệu đồng về tay. Trước đây, số tiền này đáp ứng được cơ bản chi tiêu sinh hoạt, nhưng từ khi vật giá tăng cao, gia đình cố gắng dè sẻn nhưng vẫn thiếu trước hụt sau”.

Vài tháng trở lại đây, cứ đến ngày nhận lương, vợ chồng anh Hiền lại phải lật đật chạy qua nhà chủ trọ gần đó để trả nợ tháng trước, sau đó đến nhà giữ trẻ để đóng tiền học cho con. Đóng các khoản “cứng” xong, anh Hiền tiếp tục chia nhỏ tiền lương ra thành nhiều phần, bao gồm: Tiền ăn, tiền sữa cho con, tiền xăng xe, tiền thuốc men… để đảm bảo không tiêu “lố” qua khoản khác. Phần chia một hồi, số tiền vợ chồng anh Hiền dư lại sau một tháng cày cuốc chỉ còn vài trăm ngàn đồng.

TP.HCM: Công nhân chật vật xoay xở trong thời kỳ
Anh Hiền phải thắt chặt chi tiêu để có tiền chăm sóc con trai.

“Mỗi tháng tiền trọ gần 2,5 triệu đồng, tiền gửi con ở nhà trẻ 2 triệu, tiền ăn uống, xăng xe cộng lại cũng 4-5 triệu. Chưa kể tiền đau ốm, tiền bỉm sữa cho con... tính ra lương vợ chồng đôi khi không đủ sống. Vợ chồng tôi chịu khổ được, nhưng con nhỏ thì đâu để nó nhịn sữa, nhịn ăn giống người lớn được. Nên nhiều lúc chúng tôi phải vay tiền để mua bỉm sữa cho con, mong con mạnh khoẻ để vợ chồng tôi còn yên tâm đi làm”, anh Hiền nói.

Cùng chung cảnh ngộ, chị Ngọc Thuý (công nhân Công ty Freetrend, Khu chế xuất Linh Trung 1) cho biết, từ khi giá xăng tăng cao, vật giá ngoài chợ cũng theo đó mà “nhảy múa”, cầm 200.000 đồng ra đến chợ, chị "hoảng hồn" vì mới mua được vài lạng thịt, bó rau thì tiền đã gần hết. “Nhiều lúc tôi cảm giác đồng tiền nó không còn giá trị như hồi xưa”, chị Thuý nói.

Chị Thuý cho biết, cứ vài ngày đi chợ lại thấy các tiểu thương điều chỉnh tăng giá nhiều mặt hàng từ 5.000 - 10.000 đồng. Ví dụ: trứng gà giá 30.000 đồng/chục, nay 32.000 - 33.000 đồng/chục, chai nước mắm có giá 42.000 đồng/chai thì nay 47.000 đồng/chai, đậu cô-ve có giá từ 27.000 đồng/kg tăng lên 35.000 đồng/kg, đu đủ có giá từ 8.000 đồng/kg tăng lên 14.000 đồng/kg…

“Cái gì cũng tăng, nhưng chỉ lương công nhân thì không tăng, vừa rồi tôi mới được tăng lương 125.000 đồng/tháng, cộng thêm phụ cấp nuôi con nhỏ 50.000 đồng/tháng, nhưng mức tăng đó không thấm vào đâu so với vật giá hiện tại”, chị Thuý than thở.

Chị Thuý chia sẻ thêm, lúc dịch Covid-19 chưa xảy ra, mỗi tháng chị cố gắng làm ráng có khi còn dư được vài đồng gửi về cho ông bà ở quê. Sau dịch, cứ tưởng hàng hoá, vật giá sẽ rẻ hơn vì người lao động không có tiền, nhưng không ngờ giá xăng tăng đột biến khiến vật giá tăng cao, bây giờ chị phải chắt bót từng đồng một mới mong đủ tiền trang trải cuộc sống hằng ngày.

Cật lực tăng ca

Tiền lương không tăng nhưng vật giá tiếp lục leo thang trong suốt mấy thang qua, anh Quang Khương (công nhân Công ty Cơ khí Sài Gòn Precision, Khu chế xuất Linh Trung 1) buộc phải tăng ca mỗi ngày 2 tiếng để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống thường ngày.

Anh Khương cho biết: “Mỗi tháng lương cơ bản của công ty là 5,4 triệu đồng cộng thêm trợ cấp thì được hơn 6 triệu một chút. Lương như vậy không đủ sống, nên phải tăng ca thêm, tính ra mỗi tháng cũng được gần 8 triệu, như vậy cũng coi là tạm đủ để vượt qua giai đoạn này”.

TP.HCM: Công nhân chật vật xoay xở trong thời kỳ
Nhiều công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung 1 chật vật vì bão giá.

Vì có 2 con nhỏ, anh Khương phải đưa cả bà ngoại và bà nội từ Trà Vinh lên TP.HCM để chăm 2 cháu, theo đó mà chi phí sinh hoạt cũng phải chi nhiều hơn những gia đình khác. Tiền ăn của gia đình mỗi tháng 5 triệu đồng, tiền trọ hết gần 3 triệu đồng, tiền xăng xe, thuốc me… vị chi mỗi tháng cũng tiêu hơn chục triệu đồng. Vì thế lương về đồng nào, anh Khương lại phải chi hết đồng ấy, đến cuối tháng có lúc còn phải mượn tiền người khác để mua bỉm sữa cho con.

“Tôi mong các cấp chính quyền, công ty điều chỉnh tăng lương cho công nhân, vì mức lương hiện tại quá thấp. Giá cả thì tháng nào cũng tăng, mà lương công nhân mỗi năm chỉ tăng một lần, mỗi lần có hơn 100.000 đồng… không thấm vào đâu. Chỉ có tăng lương thì cuộc sống người lao động như tôi mới bớt vất vả trong thời kỳ bão giá như bây giờ”, anh Khương nói.

Về khoản tiền hỗ trợ nhà trọ cho người lao động theo quyết định số 08/2022/QT-TTg, anh Khương cho biết, đến nay đã hơn 3 tháng kể từ ngày nộp đơn cho công ty, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

“Nhiều lúc hỏi nhưng đại diện công ty chỉ nói là đang chờ chính quyền xử lý, chúng tôi không biết gì nên chỉ nghe và chờ vậy thôi, không biết phải chờ đến bao lâu”, anh Khương nói thêm.

Trao đổi với báo Lao động Thủ đô, đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, tính đến nay cơ quan này đã thực hiện xác nhận cho gần 350.000 người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg.

Trước đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết, có gần 1,2 triệu người lao động trên địa bàn có nhu cầu hỗ trợ tiền thuê nhà với tổng dự toán là hơn 2.000 tỉ đồng. Trong đó, hơn 987.000 người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp với kinh phí hơn 1.480 tỉ đồng và hơn 205.000 người lao động quay lại thị trường lao động với kinh phí hơn 616 tỉ đồng.

Theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, người lao động đang làm việc nhận mức hỗ trợ là 500.000 đồng/tháng, tối đa 3 tháng; còn người lao động quay trở lại thị trường lao động được hỗ trợ là 1 triệu đồng/tháng, tối đa 3 tháng.

Minh Tuấn
Link gốc:

Tin khác

LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng vừa triển khai tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động ở một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 45 năm thành lập Công đoàn huyện Đan Phượng.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2) - Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

Công đoàn Viên chức Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức khám sức khoẻ cho 500 đoàn viên, người lao động. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Tháng Công nhân năm 2024.
Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Trước những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh lao động, TS Đỗ Thị Lan Chi, Phó Trưởng Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp - Trường Đại học Công đoàn cho rằng người lao động phải biết tự rèn luyện kỹ năng đánh giá rủi ro tại nơi làm việc. Bởi đây chính là yếu tố “sống còn” để người lao động có sức khỏe, sự an toàn để tiếp tục lao động.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.

Có thể bạn quan tâm

Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Khi nghỉ việc, người lao động được nhận những khoản tiền nào?

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, Luật Việc làm và các văn bản pháp luật, người lao động khi nghỉ việc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được nhận 5 khoản tiền.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024

Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi. Trong đó, tiêu biểu là các hoạt động “Tiếp xúc, đối thoại chuyên đề giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với công nhân và tổ chức Công đoàn”; “Cảm ơn người lao động”…
Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động hưởng tối đa không quá 12 tháng

Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động hưởng tối đa không quá 12 tháng

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng vừa triển khai tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động ở một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 45 năm thành lập Công đoàn huyện Đan Phượng.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2) - Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

Công đoàn Viên chức Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức khám sức khoẻ cho 500 đoàn viên, người lao động. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Tháng Công nhân năm 2024.
Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Trước những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh lao động, TS Đỗ Thị Lan Chi, Phó Trưởng Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp - Trường Đại học Công đoàn cho rằng người lao động phải biết tự rèn luyện kỹ năng đánh giá rủi ro tại nơi làm việc. Bởi đây chính là yếu tố “sống còn” để người lao động có sức khỏe, sự an toàn để tiếp tục lao động.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.
Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với tổ chức Công đoàn và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động