Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm nghiệm kem chống nắng: Cảnh báo từ vụ Hanayuki SPF "ảo"
Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố cùng các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm và quản lý đối với các sản phẩm kem chống nắng đang lưu hành trên thị trường.
Theo Cục Quản lý Dược, việc tăng cường quản lý mỹ phẩm chống nắng là nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Cục yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành khẩn trương rà soát các phiếu công bố mỹ phẩm có công dụng chống nắng đã được tiếp nhận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Những phiếu công bố không hợp lệ sẽ bị thu hồi.
Đồng thời, các cơ quan chức năng địa phương phải tăng cường kiểm tra việc ghi nhãn và quảng cáo, xử lý các sản phẩm sai phạm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu kem chống nắng trên thị trường để xác định chính xác chỉ số SPF, báo cáo kịp thời về các trường hợp vi phạm để tiến hành thu hồi, tiêu hủy và xử phạt nghiêm theo quy định hiện hành.
Cùng với yêu cầu từ cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và phân phối mỹ phẩm được yêu cầu rà soát hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File - PIF), bao gồm phương pháp và kết quả xác định chỉ số SPF. Những thông tin này cần được đảm bảo đầy đủ, chính xác và sẵn sàng cung cấp khi được kiểm tra.
Bên cạnh đó, nội dung nhãn sản phẩm, công dụng chống nắng và chỉ số SPF phải phù hợp với phiếu công bố và tuân thủ đúng theo Hướng dẫn ASEAN về ghi nhãn mỹ phẩm chống nắng.
Vụ việc Hanayuki chỉ là một trong nhiều trường hợp mỹ phẩm bị phát hiện vi phạm trong thời gian gần đây. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc kiểm soát chất lượng mỹ phẩm trên thị trường, đồng thời là lời cảnh báo cho người tiêu dùng nên lựa chọn kỹ lưỡng các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như kem chống nắng.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các đợt cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó mỹ phẩm là mặt hàng trọng tâm.
Tin khác

Khởi tố vụ vận chuyển 40.000 viên ma túy từ Lào vào Việt Nam

Tiến hành khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Người dân cần cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố vụ vận chuyển 40.000 viên ma túy từ Lào vào Việt Nam

Tiến hành khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Người dân cần cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng

Cảnh báo về trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện

Nam shipper bị hành hung giữa phố Hà Nội

Nhờ "chạy án", 3 cựu cán bộ công an mất hơn 2,1 tỷ đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Triệt phá vụ vận chuyển 38 bánh ma túy qua biên giới Nam Giang

Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện quy mô hàng trăm tỷ đồng

Hà Nội: Nộp ngân sách hơn 40,7 tỷ đồng từ xử lý vi phạm thị trường trong 4 tháng
