Toàn bộ quy định cần biết về chế độ thai sản của lao động nam
Có bắt buộc lấy ý kiến trước khi ký thoả ước lao động tập thể? Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ |
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện sau: Nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
Người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, ngoài trường hợp đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con thì lao động nam còn có thể hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, có thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con như sau:
Trường hợp 1: Khi vợ sinh con
Vợ sinh thường: 5 ngày làm việc;
Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: 7 ngày làm việc;
Vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp 2: Sau khi sinh con
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi...
Mức hưởng chế độ thai sản
*Mức hưởng thai sản theo tháng
Mức hưởng = 100% X Mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội X Số ngày được nghỉ.
Trong đó, mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
*Mức hưởng thai sản theo ngày
Trường hợp không có ngày lẻ:
Mức hưởng thai sản theo ngày = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng/24 ngày.
Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Mức hưởng thai sản theo ngày = Mức trợ cấp theo tháng/30 ngày.
Trường hợp hưởng chế độ thai sản nhận nuôi con nuôi = mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội,
Lưu ý, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
*Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức hưởng trợ cấp một lần = Lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi X 2.
(Mức lương cơ sở hiện này là 1.490.000 đồng/tháng theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Theo Phương Minh/laodong.vn
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động
Có thể bạn quan tâm

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng
