Tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP

Kinh tế 13:01 | 17/08/2022
Theo nhận định của giới chuyên gia, trong năm 2022, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất và khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đồng thời là cơ hội giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8,3%-3,6%
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Sơn Hà, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. (Ảnh: ĐĂNG DUY)
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Sơn Hà, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. (Ảnh: ĐĂNG DUY)

Sau gần ba năm chính thức thực thi CPTPP, tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Công thương cho biết, trong 5 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 2021.

Tiềm năng chưa khai thác hết

Theo ghi nhận của Bộ Công thương, thời gian qua, doanh nghiệp trong nước đã tận dụng khá hiệu quả lợi thế của CPTPP để gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường thành viên trong khối. Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho biết, khác với khu vực châu Âu là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, khu vực CPTPP gồm các nước châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru là những thị trường tương đối mới. Trước đây, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này còn khá ít ỏi, nhưng đã tăng lên đáng kể từ khi có CPTPP. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so năm 2020 và tăng 75% so thời điểm trước khi CPTPP có hiệu lực. Xuất khẩu sang thị trường Mexico trong năm 2021 cũng có bước nhảy vọt, đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng hơn 100% so thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ, nhóm hàng điện thoại, linh kiện, máy vi tính, máy móc phụ tùng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 43%; tiếp đó là dệt may, da giày khoảng 25%, gỗ và sản phẩm từ gỗ khoảng 8%; nông thủy sản khoảng 4%. “Rõ ràng đóng góp của khu vực FDI trong giá trị xuất khẩu rất lớn, trong khi đóng góp của công nghiệp nội địa chưa cao”, Phó Vụ trưởng Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) Võ Hồng Anh nhận định. Bên cạnh đó, châu Mỹ cũng là thị trường có nhu cầu với nhiều mặt hàng khác mà Việt Nam chưa khai thác được. Thí dụ, những thị trường như Chile, Mexico hay Peru đều được đánh giá rất tiềm năng cho xi-măng của Việt Nam, song thực tế kim ngạch xuất khẩu còn khá thấp. Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Lương Đức Long, nguyên nhân là do các thị trường trên có vị trí địa lý tương đối xa so với Việt Nam, trong khi giá cước vận tải biển hai năm vừa qua liên tục tăng cao. Không những vậy, chi phí đầu vào của xi-măng hiện nay rất lớn khiến giá thành sản xuất tăng cao, việc bán trong nước và xuất khẩu đều khó khăn. Với thị trường Mỹ Latin, doanh nghiệp còn gặp trở ngại về ngôn ngữ khi họ chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha trong giao tiếp. Ngược lại, mức độ nhận biết của các doanh nghiệp nhập khẩu của khu vực này đối với quy mô, chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tốt.

Hợp tác, mở rộng thị trường

Xuất xứ hàng hóa là một trong những yếu tố chính khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tận dụng được hiệu quả CPTPP. Chẳng hạn với ngành xi-măng, theo chia sẻ của ông Lương Đức Long, việc chấp hành quy tắc xuất xứ của CPTPP vẫn còn rất mới với hầu hết doanh nghiệp. Thậm chí, về thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng chưa nắm được đầy đủ. Vì vậy, ông Long kiến nghị Bộ Công thương và các cơ quan chuyên môn cần hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuẩn mực quy tắc xuất xứ trong ngành công nghiệp xi-măng để đẩy mạnh xuất khẩu tới các nước thuộc CPTPP cũng như các nước khác.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh khai thác trực tiếp thị trường trong CPTPP, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ. Bốn nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ đều có độ mở cao như Canada có 15 FTA, Mexico có 13 FTA, Chile có 29 FTA, Peru có 22 FTA. Với mạng lưới FTA bao phủ, rộng khắp như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những mối liên kết kinh tế này để đưa hàng hóa tiếp cận thị trường rộng lớn hơn trong khu vực. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ không đơn giản khi chúng ta xuất khẩu sang Mexico hoặc Canada để hưởng ưu đãi thuế quan trong FTA với nước thứ ba khác, vì mỗi FTA có một quy tắc xuất xứ riêng biệt và nếu muốn tận dụng ưu đãi thuế quan phải đáp ứng được các quy tắc đó. Đại diện Bộ Công thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần xem xét khả năng hợp tác sản xuất đối với các nước thành viên CPTPP. Thí dụ, chúng ta xuất khẩu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm chế biến thô sang một thị trường CPTPP, sau đó hợp tác liên doanh để sản xuất, gia công, chế biến thành sản phẩm hoàn thiện và tiếp tục xuất khẩu sang thị trường đối tác khác có FTA với quốc gia này, với điều kiện chúng ta đáp ứng được quy tắc xuất xứ trên cơ sở tận dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp. Ngoài ra, trong bối cảnh logistics đang là trở ngại để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường châu Mỹ, doanh nghiệp cũng nên xem xét việc tận dụng hạ tầng logistics của các nước thành viên CPTPP để xuất khẩu hàng hóa. Như Canada có hệ thống đường sắt nội địa rất phát triển, có thể giúp hàng hóa Việt Nam vươn tới các thành phố khác của Hoa Kỳ, Mexico cũng như các nước Nam Mỹ.

Dù CPTPP đang mang lại những lợi thế nhất định, song thực tế nguồn lực của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là vừa phải trải qua những tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Yêu cầu, đòi hỏi của thị trường các nước CPTPP về hàng hóa cũng rất khắt khe. Do vậy, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tăng tính chủ động trong tìm hiểu, đáp ứng tốt quy định về quy tắc xuất xứ; đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát các văn bản liên quan, tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường truyền thông, xúc tiến thương mại, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp từng bước cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhờ đó tận dụng tốt hơn các cơ hội từ CPTPP để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP ảnh 1
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại nhà máy ở Tuyên Quang. (Ảnh: PHƯƠNG ANH)

Theo Nguyệt Bắc/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tan-dung-tot-co-hoi-tu-cptpp-post710810.html

Link gốc: https://nhandan.vn/tan-dung-tot-co-hoi-tu-cptpp-post710810.html

Tin khác

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã triển khai thực hiện tổng số 200.557 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiến nghị xử lý tài chính hơn 19,2 tỷ đồng đối với buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

Khánh Hoà: Nghề nuôi tôm hùm khó đủ bề

(LĐ&PL) Thời tiết nắng nóng, đầu vào con giống, giá bán cho các thương lái không ổn định… khiến nhiều hộ nuôi tôm tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà) gặp khó đủ bề.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong

(LĐ&PL) Chiều 11/4, tại họp báo thường của kỳ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã công bố định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

Thanh tra và xử lý tài chính đối với buôn lậu, gian lận thương mại gần 20 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm

(LĐ&PL) Trong quý I năm 2024 toàn hệ thống thuế đã thực hiện 14.628 cuộc thanh tra, kiểm tra, bao gồm 35 cuộc kiểm tra nội bộ; kiểm tra 185.352 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Ngành chế biến chế tạo: Kỳ vọng tăng trưởng mạnh

Mặc dù đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 năm nay khó khăn hơn quý 4 năm 2023, nhưng hơn 82% doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2 năm nay sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1.
Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Quý I/2024: Tổng sản phẩm trong nước tăng 5,66%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.
Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Chiều 28/3: Giá xăng tăng mạnh, lên sát 25.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

(LĐ&PL) Giá xăng, dầu trong nước hôm nay (21/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng mạnh giá xăng. Theo đó, giá xăng RON95 đã tăng vượt 24.000 đồng/lít.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

(LĐ&PL) Trong tháng 2, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen, nhưng vẫn theo xu hướng tăng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu 7,1% so với cuối năm 2023.
Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

(LĐ&PL) Luật khi có hiệu lực đi vào thực tế cuộc sống được kỳ vọng tác động tích cực, tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục của thị trường và tạo nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững.
Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

(LĐ&PL) Ngày mùng 2 Tết, một số chợ và điểm buôn bán trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã bắt đầu hoạt động trở lại. So với năm trước, thực phẩm sau Tết không có nhiều biến động về giá.
Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

(LĐ&PL) Ngày cuối cùng của năm Quý Mão sắp qua, nhưng lượng hoa Tết ở khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai và các tuyến đường xung quanh vẫn còn rất nhiều và người mua thì chỉ lác đác. Nhiều tiểu thương chán nản không còn mặn mà chào mời khách mua.
“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

(LĐ&PL) Khái niệm greenwashing miêu tả một tổ chức công bố thông tin sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như nguồn tài chính xanh.
Xem thêm
Phiên bản di động